Chất độc màu da cam là một loại chất diệt cỏ được sản xuất vào năm 1940, được Hoa Kỳ và đồng minh sử dụng phá hủy mùa màng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của con người. Vậy những bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam bao gồm những bệnh nào?
Mục lục bài viết
1. Những bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam?
Một trong những điều kiện để cá nhân được hưởng chế độ chất độc màu da cam chính là bị mắc các chứng bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học. Theo đó, danh mục bệnh được hưởng chế độ chất độc màu da cam được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP. Như sau:
STT | Bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học | Đối tượng áp dụng | |
1 | Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma) | Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học | |
2 | U lympho không Hodgkin (Non – Hodgkin’s lymphoma) | ||
3 | U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease) | ||
4 | Ung thư phế quản – phổi (Lung and Bronchus cancer) | ||
5 | Ung thư khí quản (Trachea cancer) | ||
6 | Ung thư thanh quản (Larynx cancer) | ||
7 | Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer) | ||
8 | Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers) | ||
9 | Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease) | ||
10 | Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy) | ||
11 | Bệnh trứng cá do clo (Chloracne) | ||
12 | Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes) | ||
13 | Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda) | ||
14 | Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh | ||
15 | Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): | ||
1 | Hội chứng quên thực tổn không do rượu và các chất tác động tâm thần (Organic amnesic syndrome not induced by alcohol and other psychoactive substances) | ||
2 | Rối loạn căng trương lực thực tổn (Organic catatonic disorder) | ||
3 | Rối loạn hoang tưởng thực tổn (Giống tâm thần phân liệt) (Organic delusional (schizophrenia-like) disorder) | ||
4 | Các rối loạn khí sắc (cảm xúc) thực tổn (Organic mood (affective) disorders) | ||
5 | Rối loạn lo âu thực tổn (Organic anxiety disorder) | ||
6 | Rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược) thực tổn (Organic emotionally labile (asthenic) disorder) | ||
7 | Rối loạn nhân cách thực tổn (Organic personality disorder) | ||
8 | Các rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn khác do bệnh não, tổn thương não hoặc rối loạn chức năng não (Other organic personality and behavioural disorders due to brain disease, damage and dysfunction) | ||
16 | Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: | Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học | |
Các dị dạng, dị tật bẩm sinh ở sọ não và cột sống | |||
1 | Thai vô sọ (Anecephaly) | ||
2 | Thoát vị não tủy (encephalomyelocele), thoát vị não – màng não (encephalocele – menigocele) | ||
3 | Tật đầu nhỏ (Mycroencephaly) | ||
4 | Tật não úng thủy bẩm sinh (hydrocephaly) | ||
5 | Thiếu/không phát triển một phần não (Absence Agenesis a part of brain) | ||
6 | Tật nứt đốt Sống/Tật gai sống chẻ đôi (Spina bifida) | ||
7 | Hội chứng Amold-Chiari (Amold-Chiari Syndrom) | ||
8 | Dị tật bẩm sinh não, không đặc hiệu (Congenital malfomation of brain, unspecified) gây một trong các tình trạng sau: – F70. Chậm phát triển tâm thần nhẹ (Mild mental retardation); – F71. Chậm phát triển tâm thần vừa (Moderate mental retardation); – F72. Chậm phát triển tâm thần nặng (Severe mental retardation); – F73. Chậm phát triển tâm thần trầm trọng (Profound mental retardation). | ||
Các dị dạng, dị tật bẩm sinh ở mắt | |||
1 | Không có mí mắt (Ablepharon) | ||
2 | Không có nhãn cầu (Anophthalmus) | ||
3 | Tật nhãn cầu bé (Microphthalmos) | ||
4 | Tật khuyết mí mắt (Coloboma of eyelid) | ||
5 | Tật không có mống mắt (Absence of iris) | ||
Các dị dạng, dị tật bẩm sinh ở tai | |||
1 | Dị tật thiếu tai ngoài bẩm sinh – Tật không tai (Congenital absence of (ear) auricle) | ||
2 | Thiếu, teo hoặc chít hẹp bẩm sinh ống tai ngoài (Congenital absence, atresia and stricture of auditory canal (external)) | ||
3 | Dị tật thừa ở vành tai (biến dạng vành tai – Accessory auricle): – Gờ bình tai phụ (Accessory tragus); – Tật thừa tai (Polyotia); – Thịt thừa trước tai (Preauricular appendage or tag); – Thừa: tai; dái tai (Supernumerary: ear, lobule). | ||
4 | Dị tật tai bé (Dị tật tai nhỏ – Microtia) | ||
Các dị dạng, dị tật bẩm sinh ở hàm miệng: Tật sứt môi kèm/không kèm nứt khẩu cái (Sứt môi hở hàm) (Cleft lip or Cleft palate with cleft lip) | |||
Các dị dạng, dị tật bẩm sinh ở chi | |||
1 | Tật đa ngón (Polydactyly) | ||
2 | Tật dính ngón (Syndactyly) | ||
3 | Các khuyết tật hoặc thiếu hụt của chi trên (Reduction defects of upper limb (s)) | ||
4 | Bàn tay vẹo bẩm sinh (Clubhand congenital); Bàn tay vẹo xương quay (Radial clubhand) | ||
5 | Các khuyết tật hoặc thiếu hụt của chi dưới (Reduction defects of lower limb (s)) | ||
6 | Bàn chân vẹo (Clubfoot(s)) | ||
7 | Tật không có chi (Phocomelia) | ||
8 | Khuyết tật Chi giống hải cẩu (Phocomelia) | ||
9 | Loạn sản sụn từng đám nhỏ (Chondrodysplasia punctata) | ||
10 | Lồi xương bẩm sinh nhiều nơi (Other specified osteochondrodysplasias) | ||
Các dị dạng, dị tật bẩm sinh về bất thường nhiễm sắc thể | |||
1 | Hội chứng Down (Down syndrome) (Tam bội thể 21) | ||
2 | Hội chứng Edwards và hội chứng Patau (Tam bội thể 18) (Edwards syndrome and Patau syndrome) | ||
Tật song thai dính nhau: Sinh đôi dính nhau (conjoined twins) | |||
17 | Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida) |
2. Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam. Theo đó:
Cá nhân là người đã công tác, đã chiến đấu, đã phục vụ chiến tranh trong khoảng thời gian từ 1/8 năm 1961 kéo dài cho đến 30/4 năm 1975 tại vùng mà lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng chất độc hóa học màu da cam ở chiến trường B, chiến trường C, chiến trường K, và một số địa danh khác thuộc huyện Vĩnh Long, thuộc tỉnh Quảng Trị bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam dẫn đến một trong các trường hợp sau đây, thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam. Bao gồm:
-
Mắc các chứng bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học màu da cam với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên;
-
Bị vô sinh;
-
Sinh con dị tật hoặc dị dạng.
Như vậy, để có thể được cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam, người bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
Thứ nhất, cần phải có thời gian công tác, phục vụ và kháng chiến trong giai đoạn từ 01 tháng 08 năm 1961 kéo dài đến 30 tháng 04 năm 1975.
Thứ hai, về nơi công tác, phục vụ và chiến đấu: Tại vùng quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng chất độc hóa học màu da cam ở chiến trường B, chiến trường C và chiến trường K; hoặc tại một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Long, thuộc tỉnh Quảng Trị bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam.
Thứ ba, về hậu quả ảnh hưởng từ chất độc hóa học màu da cam: Mắc bệnh vô sinh, mắc các chứng bệnh khác liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên, sinh con dị tật hoặc dị dạng.
3. Chế độ dành cho người chất độc màu da cam hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định về chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam. Theo đó, chế độ dành cho người bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam bao gồm 06 chế độ sau:
Thứ nhất, trợ cấp hàng tháng:
-
Đối với những người bị mắc các chứng bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học màu da cam với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên;
-
Mức trợ cấp được căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể, bao gồm các mức như:
+ Từ 21% đến 40%;
+ Từ 41% đến 60%;
+ Từ 61% đến 80%;
+ Từ 81% trở lên;
-
Đối với người bị vô sinh hoặc cá nhân sinh con dị tật: Có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% thì cá nhân sẽ được hưởng mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; trong trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì cá nhân sẽ được hưởng trợ cấp tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 81% đến 80% hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
-
Đối với bệnh binh: Mắc thêm các chứng bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên sẽ có quyền được khám giám định tổng hợp để xem xét hưởng chế độ trợ cấp tương ứng với mức độ tỷ lệ tổn thương cơ thể; trong trường hợp bệnh binh bị vô sinh hoặc bệnh binh sinh con dị tật được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể mức độ từ 41% đến 60%; trong trường hợp bệnh binh vừa mắc các chứng bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học màu da cam vừa bị vô sinh/sinh con bị dị tật thì sẽ có quyền được lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng.
Thứ hai, phụ cấp hàng tháng. Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam có tỷ lệ tổn thương cơ thể với mức độ từ 81% trở lên.
Thứ ba, trợ cấp phục vụ. Đối với những cá nhân phục vụ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam có tỷ lệ tổn thương cơ thể với mức độ từ 81% trở lên, sinh sống tại gia đình.
Thứ tư, được hưởng bảo hiểm y tế.
Thứ năm, hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Theo đó, được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/lần. Trong trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì cá nhân sẽ được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
Thứ sáu, được hưởng chế độ khác. Bao gồm: Vay vốn ưu đãi để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; miễn thuế hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế; ưu tiên giao đất hoặc thuê đất, thuê mặt nước, ưu tiên giao khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng; miễn tiền sử dụng đất hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, hoặc khi mua nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước; hỗ trợ cải thiện nhà ở, trong quá trình hỗ trợ sẽ căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người và căn cứ vào mức độ khó khăn về nhà ở; cấp phương tiện, dụng cụ, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của y sĩ/bác sĩ để hướng tới mục tiêu phục hồi chức năng.
THAM KHẢO THÊM: