Nhuận bút là khoản tiền tìm được đối với người sở hữu các tác phẩm nhất định. Khi đó người sở hữu có thể là tác giả hoặc là chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Họ nhận được các giá trị vật chất được xem là nhuận bút. Cùng bài viết tìm hiểu nhuận bút là gì?
Mục lục bài viết
1. Nhuận bút là gì?
Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả (khoản 13 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). Khi đó có tính chất sử dụng và khai thác các giá trị khác nhau của tác phẩm và được đồng ý. Với chủ thể nhận được quyền lợi thông qua giá trị vật chất từ nhuận bút.
Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Khi tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm sau đây gọi chung là tác phẩm được sử dụng. Việc sử dụng mang đến tính chất khai thác đối với tác phẩm đó. Mang đến các tính chất đối với lợi ích được trao đổi một cách hợp lý. Thông qua các thỏa thuận và đồng ý trong trao đổi các lợi ích đó.
Quỹ nhuận bút là quỹ được xây dựng trong mục đích này. Với sự tồn tại các khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trích lập theo quy định để chi trả nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác. Từ đó hướng đến sử dụng các giá trị vật chất theo mục đích thực tế.
Nhuận bút và tác phẩm được đánh giá với các giá trị trong mong muốn tìm kiếm của các chủ thể khác nhau. Người sở hữu tác phẩm mong muốn các trao đổi thành vật chất. Trong khi các chủ thể khác lại mong muốn được quyền khai thác tác phẩm đó trong phạm vi thỏa thuận. Các bên trao đổi cho nhau các lợi ích theo nhu cầu.
2. Đối tượng hưởng nhuận bút:
Các đối tượng được quy định cụ thể với Nghị định số
– Với nhóm đối tượng thứ nhất:
Điều 6. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử
+Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí sử dụng.
+ Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí.
+ Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
– Nhóm đối tượng thứ hai:
Điều 9. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình
+ Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo nói, báo hình sử dụng.
+ Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) – đối với báo nói.
+ Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ – đối với báo hình.
+ Lãnh đạo cơ quan báo nói và báo hình, phát thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay phim kỹ xảo được trả thù lao.
– Nhóm đối tượng thứ ba:
Điều 12. Đối tượng hưởng nhuận bút, thù lao đối với xuất bản phẩm
+ Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của xuất bản phẩm được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả nhuận bút.
+ Người sưu tầm, người hiệu đính tác phẩm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao đối với:
a) Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
b) Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó.
+ Biên tập viên được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao theo mức độ đóng góp vào nội dung bản thảo.
Nhuận bút và tiền thù lao được tính trong giá thành xuất bản phẩm.
Với tính chất của tác phẩm khác nhau mà các chủ thể cũng được xác định trong quyền sở hữu của họ. Điều này mang đến đảm bảo cho hiệu quả thể hiện quyền, nghĩa vụ. Cũng như hướng đến xác định chính xác các chủ thể sẽ được hưởng tiền nhuận bút. Là các chủ thể có được lợi ích vật chất với việc cho phép khai thác tác phẩm. Bên cạnh đó, chắc chắn họ cũng có các nghĩa vụ nhất định trong bảo vệ đối với tác phẩm đó.
3. Quy định về tiền nhuận bút:
Hiện nay với mỗi lĩnh vực khác nhau thì pháp luật cũng có quy định về tiền nhuận bút khác nhau. Với các quy định được thể hiện trong
– Nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử:
“Điều 7. Nhuận bút đối với tác phẩm báo in, báo điện tử
….
3. Nhuận bút được tính như sau:
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút…”.
Khi đó việc xác định được thực hiện với hệ số cụ thể. Từ đó mang đến cách tính chung khi tiến hành xác định nhuận bút. Mức hệ số và giá trị tương ứng cũng được quy định cụ thể trong luật. Đảm bảo việc thực hiện tính toán mang đến hiệu quả xác định giá trị cụ thể. Đây cũng là các quy định được thể hiện trong nội dung Điều 7 của Nghị định.
Mức hệ số phản ánh cho các tính chất khác nhau của các tác phẩm khác nhau. Điểm khác nhau này thấy được giá trị thỏa thuận đối với các tác phẩm khác nhau. Và tương ứng với giá trị các bên khai thác được trong hoạt động thực hiện trên tác phẩm đó.
– Nhuận bút đối với xuất bản phẩm:
Quy định Điều 14. Phương thức tính nhuận bút của Nghị định.
+ Nhuận bút đối với xuất bản phẩm được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá bán lẻ xuất bản phẩm x Số lượng in
Trong đó:
– Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ trả nhuận bút. Xác định với các thỏa thuận cho giá trị tìm được trong trao đổi lợi ích giữa các bên. Hướng đến tìm kiếm giá trị chung trong thực hiện thỏa thuận. Cũng như mang đến lợi ích mà các bên có thể nhận được là hiệu quả nhất.
– Giá bán lẻ xuất bản phẩm là giá tiền in ở cuối trang bìa 4 hoặc giá bán lẻ ghi trên hóa đơn bán xuất bản phẩm (đối với xuất bản phẩm không ghi giá bán) vào thời điểm thanh toán trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở quyền tác giả. Từ đó phản ánh cho giá khi tham gia các giao dịch cuối cùng. Từ đó xác định tương ứng như đối với các lợi ích lớn hay nhỏ của tác phẩm được khai thác. Cũng mang đến lợi nhuận tìm kiếm phải đảm bảo cho tất cả các bên.
Trường hợp sau đó giá bán lẻ thay đổi, nếu không có thỏa thuận khác được ghi trong hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm, giá bán lẻ để tính nhuận bút vẫn giữ nguyên.
– Số lượng in là số lượng ghi trong hợp đồng sử dụng tác phẩm. Hướng đến giá trị lan rộng của các tác phẩm hàng chuẩn. Khi đó, giá trị đóng góp đối với các xuất bản đó cũng gắn với lợi nhuận tìm kiếm của chủ sở hữu nói chung. Và lợi ích nhận về phải được chia với tỷ lệ hợp lý cho các bên trong quan hệ này.
Ngoài ra, cũng được xác định với xuất bản phẩm của các chủ thể khác nhau.
+ Nhuận bút đối với xuất bản phẩm do nhà nước đặt hàng, được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x Số lượng in
Trong đó:
– Tỷ lệ phần trăm (%) và số lượng in theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Vẫn được đảm bảo cho các lợi ích tương ứng trong giá trị khai thác. Các bên trong quan hệ tìm kiếm lợi nhuận được đảm bảo mang đến cân đối. Tỷ lệ với giá trị xác định theo thỏa thuận được đảm bảo. Cùng số lượng gắn với tính chất của khai thác như thế nào.
– Giá thành sản xuất là tổng chi phí của xuất bản phẩm không bao gồm chi phí phát hành. Giá thành này gắn với giá trị thực tế mang đến trong sản xuất. Từ đó mà việc xác định lợi ích cho bên sở hữu bản quyền hợp lý.
+ Nhuận bút tài liệu không kinh doanh (lưu hành nội bộ hoặc phát không thu tiền) được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x số lượng in.
Tương tự với các cách hiểu và áp dụng như trên. Mang đến giá trị phản ánh hợp lý trong khả năng của khai thác và sử dụng tác phẩm đó.
+ Nhuận bút sách bài học, sách bài tập, sách vở bài tập, sách cho giáo viên, sách chương trình mục tiêu theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại số thứ tự 12 nhóm I khung nhuận bút quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ phần trăm (%) x Mức tiền lương cơ sở x Số lượng tiết học theo quy định của chương trình.
Gắn với tính chất của khai thác và sử dụng thực tế tác phẩm. Trong các đo lường về thời gian tiếp xúc các tác phẩm trong giờ học. Và gắn với các giá trị tiền lương cơ sở. Đảm bảo thể hiện giá trị của cân đối lợi ích khai thác được của các chủ thể khác nhau trong hoạt động của họ. Cũng như mang đến tính chất đo lường nhuận bút hợp lý nhất theo quy định của pháp luật. Tạo thành công thức cho các tính toán được tiến hành trong các hoạt động cụ thể khác nhau.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn
– Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.