Hiện nay, có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc thực hiện thủ tục tố giác tội phạm. Nhiều người viết đơn tố giác cùng một lúc có được không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nhiều người viết đơn tố giác cùng một lúc có được không?
- 2 2. Mẫu đơn khi nhiều người cùng tố giác tội phạm:
- 3 3. Hướng dẫn thực hiện thủ tục tố giác tội phạm:
- 4 4. Tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật bị xử lý thế nào?
- 5 5. Xử lý kỷ luật đối với hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật:
- 6 6. Tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật có bị phạt tù không?
1. Nhiều người viết đơn tố giác cùng một lúc có được không?
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
– Tố giác về tội phạm là việc mà một cá nhân nào đó khi phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
– Tin báo về tội phạm là việc mà một cá nhân nào đó thông tin về những vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Kiến nghị khởi tố là việc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
– Tố giác, tin báo về tội phạm có thể được thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản.
– Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì sẽ dựa vào tính chất, mức độ vi phạm mà bị để xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Như vậy, từ quy định trên thì tố giác tội phạm là việc mà một hoặc nhiều cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, trường hợp khi phát hiện bản thân mình đang bị lừa đảo thì cá nhân có thể trình báo sự việc với cơ quan công an, kèm theo đó là đơn tố giác tội phạm
Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định về việc nhiều người viết đơn tố giác tội phạm cùng một lúc. Tuy nhiên dẫn chiếu vào quyền tố giác theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc nhiều người cùng một lúc viết đơn tố giác tội phạm khi thấy được hành vi trái pháp luật lên cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn được phép.
2. Mẫu đơn khi nhiều người cùng tố giác tội phạm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-
ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
Kính gửi : Cảnh sát điều tra ……………..
Chúng tôi tên là :
1. …………..– sinh ngày: …….. CCCD số: ………. cấp ngày:……. Nơi cấp: …….
2. …………..– sinh ngày: …….. CCCD số: ………. cấp ngày:……. Nơi cấp: …….
3. …………..– sinh ngày: …….. CCCD số: ………. cấp ngày:……. Nơi cấp: …….
4. …………..– sinh ngày: …….. CCCD số: ………. cấp ngày:……. Nơi cấp: …….
Chúng tôi làm đơn này để tố giác và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Ông: T Sinh ngày: ….. CCCD số: …..
Địa chỉ thường trú: ….. Điện thoại liên lạc: …..
Và ông: ….. Sinh ngày: ….. CCCD số: …..
Địa chỉ thường trú: …..
Ông T đã có hành vi lượi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản của chúng tôi với số tiền là ….. đồng.
Nội dung sự việc như sau :
…. Chúng tôi đều là bạn chơi khá thân với ông T, do tin tưởng ông T nên tôi cũng đã đóng cho ông L số tiền mặt là ….Nhưng sau khi nhận được số tiền mà chúng tôi đã chuyển khoản ông T đã có ý định chiếm đoạt số tiền của chúng tôi. Hiện nay chúng tôi đã cùng nhau liên lạc với ông T rất nhiều lần, nhưng ông T không nghe máy và có dấu hiệu trốn tránh không chịu trách nhiệm. Ngoài ra, theo chúng tôi được biết ông T đã chuyển đi chỗ khác sinh sống và không liên hệ được.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, ông T đã chiếm đoạt số tiền …..của chúng tôi. Hành vi của ông T có dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Chính vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi, hôm nay chúng tôi viết đơn này tố giác hành vi của ông T. Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết cho những yêu cầu sau:
1. Xác minh và khởi tố vụ án hình sự đối với ông T về hành chiếm đoạt tài sản.
2. Buộc ông T trả lại số tiền đã chiếm đoạt của chúng tôi ….
Chúng tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong Quý cơ quan xem xét, giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu, chứng cứ kèm theo: · Chứng minh thư, hộ chiếu, sổ hộ khẩu của….. · Giấy ủy quyển ngày …./…./…. · Giấy biên nhận tiền ….. | HCM , ngày …. tháng …. năm …. Người tố giác (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn thực hiện thủ tục tố giác tội phạm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tố giác tội phạm
Hồ sơ tố giác tội phạm, bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn trình báo tới công an;
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của những bị hại (bản sao công chứng);
– Sổ hộ khẩu của những bị hại (bản sao công chứng).
– Các chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Công dân gửi hồ sơ đến Cơ quan điều tra nơi cư trú.
Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm:
– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án.
– Cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
4. Tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật bị xử lý thế nào?
Dựa theo ăn cứ theo k hoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm mà sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Như vậy, theo quy định trên thì mức xử phạt dành cho hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật bao gồm:
Ngoài ra, tại Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi với hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật như sau:
– phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
– phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau, trừ trường hợp người thực hiện hành vi là luật sư quy định tại khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15:
+ Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cơ quan, người có thẩm quyền;
+ Lôi kéo, lừa dối, mua chuộc, xúi giục, hoặc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
– Trường hợp luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật nêu trên.
Theo đó, người nào có hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính đến 15.000.000 đồng, đối với luật sư thì mức phạt lên đến 30.000.000 đồng.
5. Xử lý kỷ luật đối với hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật:
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức về hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là đối với các hành vi sau:
– Hành vi biết rõ việc tố cáo của mình là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần;
– Hành vi biết rõ vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng mà vẫn cố tình tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo;
– Hành vi cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, kích động, mua chuộc người khác để tố cáo sai sự thật;
– Hành vi sử dụng họ tên của người khác để thực hiện tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
6. Tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật có bị phạt tù không?
Theo quy định hiện nay tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định xử lý đối với hành vi tố giác, báo tin sai sự thật như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều mà mình biết rõ là sai sự thật với mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt đối với việc người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
– Khi người thực hiện một trong các hành vi bịa đặt phạm tội thuộc khoản 2 và khoản 3 Điều 156 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
– Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo;
– Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.