Doanh thu của công ty được xác định là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà công ty thu được trong một kỳ kế toán, doanh thu phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và góp phần tăng vốn chủ sở hữu. Vậy nhiều năm công ty không phát sinh doanh thu thì có làm sao không?
Mục lục bài viết
1. Nhiều năm không phát sinh doanh thu có làm sao không?
Pháp luật hiện nay không có bất kỳ điều luật nào đưa ra mức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc bất kỳ phương án giải quyết trực tiếp nào đối với trường hợp trong nhiều năm công ty không phát sinh doanh thu. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, nhiều năm công ty không phát sinh doanh thu thì hoàn toàn có thể bị giải thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 207 của Văn bản hợp nhất
– Doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi nhận trong Điều lệ của công ty tuy nhiên không có quyết định gia hạn;
+ Theo nghị quyết, theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, theo quyết định của hội đồng thành viên đối với loại hình công ty hợp danh, của hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, của đại hội đồng cổ đông đối với loại hình công ty cổ phần;
+ Công ty không duy trì đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp trong khoảng thời gian 06 tháng liên tục, tuy nhiên không thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
– Doanh nghiệp chỉ được thực hiện thủ tục giải thể khi đảm bảo đầy đủ khả năng thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, đồng thời không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 212 của Văn bản hợp nhất
– Nội dung kê khai trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được xác định là giả mạo;
– Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 thành lập;
– Doanh nghiệp ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian 01 năm liên tục, tuy nhiên không thực hiện thủ tục thông báo với các cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
– Doanh nghiệp không thực hiện hoạt động rồi báo cáo căn cứ theo quy định tại Điều 216 Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian 06 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày hết thời hạn gửi báo cáo vật có văn bản yêu cầu gửi báo cáo của cơ quan có thẩm quyền;
– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Toà án, theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền khác.
Theo đó thì có thể nói, nếu doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian 01 năm liên tục, doanh nghiệp đó không phát sinh doanh thu, tuy nhiên doanh nghiệp cũng không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan thuế, thì doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ bị giải thể theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có quy định về báo cáo tài chính. Theo đó, báo cáo tài chính là khái niệm để chỉ hệ thống các thông tin kinh tế tài chính của một đơn vị kế toán được trình bày theo mẫu do pháp luật quy định. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019 có quy định về nguyên tắc kế toán, theo đó:
– Giá trị tài sản và khoản nợ cần phải trả của doanh nghiệp được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau khi ghi nhận ban đầu phải đối với một số loại tài sản hoặc một số khoản nợ phải trả và giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
– Các quy định về kế toán và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong cùng một kỳ kế toán theo năm, trong trường hợp có sự thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn đó thì các đơn vị kế toán cần phải thực hiện thủ tục giải trình đầy đủ trong báo cáo tài chính;
– Đơn vị kế toán cần phải thu thập và phản ánh đầy đủ khách quan, vô tư minh bạch, đúng thực tế, đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;
– Báo cáo tài chính bắt buộc phải độc lập và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin số liệu phản ánh trong báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán cần phải được công khai căn cứ theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019;
– Các đơn vị kế toán bắt buộc phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các nguồn thu, phân bổ nguồn chi một cách cẩn thận, tuyệt đối không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị kế toán;
– Quá trình lập báo cáo tài chính, trình bày báo cáo tài chính cần phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức và tên gọi của giao dịch;
– Cơ quan nhà nước, tổ chức và đơn vị sự nghiệp có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước ngoài các quy định nêu trên còn phải thực hiện nghiệp vụ kế toán theo mục lục của ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019 có quy định về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính. Theo đó, đơn vị kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh bắt buộc phải công khai báo cáo tài chính năm trong khoảng thời gian 120 ngày được tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trong trường hợp pháp luật về chứng khoán, pháp luật về tín dụng, pháp luật về bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của pháp luật về kế toán thì sẽ cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực cụ thể đó.
Theo đó, báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ lập báo cáo tài chính phải nộp báo cáo tài chính một cách trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê đầy đủ doanh thu phát sinh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, trong đó bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp không phát sinh doanh thu và chi phí. Như vậy, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu vẫn cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính cuối năm. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về chế độ nộp báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp không được thực hiện những hoạt động nào kể từ khi có quyết định giải thể?
Căn cứ theo quy định tại Điều 211 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 thì có thể nói, được tính kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp sẽ bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
– Hành vi cất giấu tài sản, tẩu tán tài sản;
– Từ bỏ quyền đòi nợ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
– Chuyển các khoản nợ không đảm bảo cho thành các khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản của chính doanh nghiệp;
– Ký kết các hợp đồng mới, ngoại trừ trường hợp ký kết hợp đồng để thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp;
– Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, tặng cho tài sản, cho thuê tài sản;
– Huy động vốn trong doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau, các cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại trên thực tế thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Thông tư
– Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
THAM KHẢO THÊM: