Thi hành án hình sự chính là giai đoạn cuối cùng trong các hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó buộc người bị xử phạt tù phải chấp hành hình phạt mà Tòa án đã quyết định. Các cơ quan Nhà nước có những ý nghĩa to lớn đối với việc quản lý thi hành án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an cấp tỉnh trong thi hành án hình sự:
Theo Điều 14 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 quy định: Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh: Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
– Tiếp nhận bản án, quyết định của
– Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân và rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức tiếp nhận người bị kết án phạt tù do nước ngoài chuyển giao về Việt Nam chấp hành án theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền, hoàn chỉnh hồ sơ thi hành án, báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự ra quyết định đưa đến nơi chấp hành án.
– Tổ chức thi hành án phạt trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật này.
– Ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt người chấp hành án bỏ trốn.
– Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Tổ chức thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này.
– Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo thẩm quyền.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án Hình sự và
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Thi hành án Hình sự.
Như vậy, trong thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có những nhiệm vu, quyền hạn quan trọng chủ yếu là trợ giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh, tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của Tòa án và các vai trò khác trong toàn quá trình hoạt động tố tụng hình sự diễn ra.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện:
Theo Điều 16 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 quy định rất rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của công an cấp huyện như sau:
– Giúp Trưởng Công an cấp huyện: Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thi hành án hình sự theo thẩm quyền đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự theo quy định của Luật này; Thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
– Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án, các tài liệu có liên quan, lập hồ sơ và tổ chức thi hành án đối với người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, quản chế; tổ chức quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
– Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân đang chấp hành án tại nhà tạm giữ, rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
– Áp giải thi hành án đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ, người bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, người bị Tòa án hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
– Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam tại nhà tạm giữ.
– Tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
– Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người bị kết án phạt tù đang ở nhà tạm giữ, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án, người bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, người bị Tòa án hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đi chấp hành án.
– Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ và buộc người đó phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành, rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành thời hạn còn lại đối với người chấp hành án phạt quản chế, cấm cư trú.
– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã người trốn thi hành án; quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt theo thẩm quyền.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án Hình sự và Luật Tố cáo.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Công an nhân dân các cấp là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong thi hành án hình sự, công an cấp huyện được pháp luật Việt Nam trao cho nhiều chức năng và quyền hạn để thực hiện chức năng của mình. Ví dụ như thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng bị can , bị cáo hay tham gia vào quá trình giải quyết vụ án,…
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án hình sự:
Theo Điều 19 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế.
– Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
– Đối với huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Không tham gia vào việc giải quyết hay điều tra như công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ yếu có vai trò giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và các đối tượng khác mà pháp luật quy định tại địa phương mình.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự:
Theo Điều 21 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 quy định: Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
– Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
– Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình.
– Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
– Ra quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài. Ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Thi hành án Hình sự năm 2019.
Tòa án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Tòa án là một cơ quan trọng yếu tham gia vào quá trình xét xử vụ án hình sự, đưa ra kết luận với biện pháp xử lý đối với vụ án. Chính vì vậy, Tòa án đã trở thành chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.