Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam theo quy định của pháp luật về công chứng. Vậy câu hỏi đặt ra, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về Hiệp hội công chứng viên Việt Nam:
Công chứng là nghề xuất hiện cách đây hàng ngàn năm ở Hy Lạp, Ai Cập đặc biệt là ở La Mã với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản và làm chứng (dịch vụ văn tự). Khởi đầu công chứng là một nghề tự do trong xã hội phục vụ cho nhu cầu tự nhiên và tự bảo vệ của dân chúng khi thiết lập các văn tự và khế ước. Công chứng theo hệ thống công chứng Latinh và hệ thống công chứng Anglo Saxon là một ngày tự do, công chứng viên hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình nhưng đó là một ngày đặc biệt đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ chuyên môn về luật và kỹ năng nghiệp vụ được nhà nước công nhận để có thể đảm bảo tính chính xác cho các hợp đồng vốn rất phức tạp và đa dạng, công chứng viên do nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo các điều kiện và tiêu chuẩn do luật định và hoạt động theo chế độ chứng chỉ hành nghề. Điểm khác biệt giữa trường tại công chứng Latinh và trường phải công chứng Anglo Saxon là trong trường phái công chứng Latinh thì các hợp đồng giao dịch hợp pháp mới được công chứng viên xác nhận, còn những hợp đồng giao dịch bất hợp pháp thì bị từ chối công chứng. Đặc điểm này quy định chức năng phòng ngừa các tranh chấp trong hợp đồng và giao dịch của công chứng hệ Latinh. Tại Việt Nam thì vấn đề này đã được quy định từ lâu. Theo đó thì công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính chính xác và hợp pháp của hợp đồng giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác và hợp pháp không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ hoặc văn bản từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc các chủ thể tự nguyện yêu cầu công chứng.
Vì thế mà tổ chức công chứng được thành lập hàng loạt nhằm xác minh tính chính xác của các giao dịch dân sự. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam cũng từ đó mà dần được hình thành. Theo quy định cụ thể tại Điều 27
Thứ nhất, hiệp hội công chứng viên Việt Nam được coi là một tổ chức xã hội nghề nghiệp quản lý toàn bộ các công chứng viên hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được phát động và tổ chức theo nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật, nguyên tắc tự quản, nguyên tắc công khai và đảm bảo tính minh bạch, đây là tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phi thương mại vì thế tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động của mình phù hợp với quy định của pháp luật về công chứng. Ngoài ra thì hiệp hội công chứng viên Việt Nam có là một tổ chức có tư cách pháp nhân, vì thế cho nên cái hội công chứng viên Việt Nam có tài khoản riêng và có con dấu độc lập.
Thứ hai, hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, cùng các cơ quan quản lý khác theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định. Ngoài ra thì hiệp hội công chứng viên Việt Nam là tập hợp các hội công chứng viên đến từ các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác nhau và các công chứng viên chịu sự quản lý trực tiếp bởi các hội công chứng viên đó. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hiệp hội công chứng viên Việt Nam được quy định cụ thể và rõ ràng trong điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn Hiệp hội công chứng viên Việt Nam:
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, hiệp hội công chứng viên Việt Nam chính là tổ chức đại diện và bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các công chứng viên là thành viên của các hiệp hội công chứng trên phạm vi toàn quốc. Để thực hiện tốt chế độ tư bản nhằm xây dựng nên các chuẩn mực và các giá trị chung của công chứng viên, phát triển đội ngũ công chứng viên có phẩm chất và trình độ năng lực chuyên môn cùng với tinh thần trách nhiệm cao, ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi của nhu cầu xã hội và phục vụ cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hiệp hội công chứng viên Việt Nam ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn nhất định. Căn cứ theo quy định cụ thể tại Điều 30 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, thì có thể nhìn nhận được, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệp hội công chứng viên Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là chủ thể đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hội viên theo quy định trong điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và theo quy định của pháp luật về công chứng hiện hành;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kết nạp hội viên hoặc khai trừ hội viên nếu xét thấy hội viên đó không còn xứng đáng, khen thưởng, kỷ luật hội viên một cách công bằng và nghiêm minh. Ngoài ra thì Hiệp hội công chứng viên Việt Nam còn tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có chức năng trong việc ban hành ra các quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, tiến hành giám sát hội viên trong việc tuân thủ các quy tắc đó và quy định của pháp luật về công chứng hiện hành;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam chính là phủ thể phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, đó là Bộ Tư pháp trong việc tổ chức đào tạo và tập sự cũng như bồi dưỡng hành nghề công chứng, tích cực tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là chủ thể tiến hành thành lập Quỹ bồi thường thiệt hại trong phạm vi tổ chức mình để hỗ trợ việc bồi thường thiệt hại do lỗi của hội viên gây ra khi hành nghề công chứng trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của hội viên không đủ bồi thường. Đồng thời Hiệp hội công chứng viên Việt Nam còn tiến hành nhiệm vụ quản lý quỹ bồi thường thiệt hại này theo quy định của pháp luật;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công chứng phù hợp với quy định của pháp luật;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam tiến hành kiểm tra việc thực hiện điều lệ Hiệp hội, đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Hội công chứng viên trái với quy định của pháp luật;
– Hiệp hội công chứng viên Việt Nam thực hiện chức năng báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp;
– Ngoài ra Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có thể thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác phù hợp quy định của pháp luật và điều lệ của hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Như vậy có thể nói, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam đã được quy định khá rõ ràng trên nhiều khía cạnh và nhiều góc độ, với chức năng và quyền hạn đó, đòi hỏi hiệp hội công chứng viên Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh và phát huy hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.
3. Các cơ quan chủ yếu của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam:
Căn cứ theo quy định cụ thể tại Điều 29 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, thì có thể thấy hiệp hội công chứng viên Việt Nam bao gồm những cơ quan chính dưới đây:
– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được xác định là đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc;
– Cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳ đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc được xác định là Hội đồng công chứng viên toàn quốc;
– Cơ quan điều hành công việc của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam giữa hai kỳ họp của hội đồng công chứng viên toàn quốc được xác định là Ban Thường vụ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
– Ngoài ra còn bao gồm các cơ quan khác do điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định.
4. Một số nội dung chính của điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam:
Căn cứ theo Điều 31 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc chính là chủ thể tiến hành thông qua Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam. Nhìn chung thì điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bao gồm những nội dung chủ yếu dưới đây:
– Tôn chỉ và biểu tượng, quyền và nghĩa vụ của các hội viên trong Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
– Mối quan hệ giữa hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên, tài chính của hội, tiêu chuẩn khen thưởng và kỉ luật, giải quyết khiếu nại và tố cáo;
– Thủ tục gia nhập cũng như thủ tục để rút tên khỏi danh sách hội viên của Hội công chứng viên hoặc khai trừ tư cách hội viên;
– Nhiệm kỳ, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và các Hội công chứng viên, mối quan hệ phối hợp giữa các Hội công chứng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;
– Cơ cấu và quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan trong hiệp hội công chứng viên Việt Nam, bao gồm Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc, Đại hội toàn thể công chứng viên của Hội công chứng viên; trình tự và thủ tục tiến hành Đại hội của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên. Và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công chứng năm 2014;
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.