Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của luật Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra Tiếng Anh là gì? Một số quy định pháp về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra?
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng (TTHS) thứ hai trong tố tụng hình sự. Đây là giai đoạn quan trọng mà ở đó cơ quan Điều tra trên cơ sở những quy định của pháp luật TTHS cùng những biện pháp nghiệp vụ tiến hành thu thập và củng cố chứng cứ, đi sâu nghiên cứu các tình tiết của vụ vụ án hình sự dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra là gì?
Theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Theo Điều 2
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định
Dó đó có thể hiểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Việt kiểm sát khi kiểm sát điều tra là những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề kiểm sát hoạt động điều tra của Viện kiểm sát. Kiểm sát điều tra là một trong số các nhiệm vụ (và quyền hạn) của Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Pháp luật tố tụng hình sự trao quyền kiểm sát mọi hoạt động điều tra là hoạt động tư pháp, Cơ quan điều tra là cơ quan tư pháp, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên là các chức danh tư pháp và mọi hoạt động theo Luật Tố tụng Hình sự của cơ quan và các chức danh này cho Viện kiểm sát.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra Tiếng Anh là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra Tiếng Anh là: “Duties and powers of the Procuracy when inspecting”.
3. Một số quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra
” Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;
b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.
6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
8. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát còn có quyền hạn và đồng thời là trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng.
“Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
5. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
6. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”
Theo những căn cứ trên thì trọng tâm của nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra của vụ án được phân chia thành: Kiểm sát việc khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra; việc tiến hành các hoạt động điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án của cơ quan điều tra
Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật ngoài ra Viện kiểm sát có thể yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
Ngoài hoạt động kiểm sát việc khởi tố, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm kiểm sát cả việc không khởi tố vụ án hình sự. Đây là hướng kiểm sát có vai trò quan trọng trong việc chống bỏ lọt tội phạm
Kiểm sát việc tiến hành các hoạt động điều tra
Trong giai đoạn điều tra của vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.; Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
Trong bất cứ trường hợp nào khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
+ Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
+ Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Mặt khác, một trong những nhiệm vụ của Viện kiểm sát chính là việc chuyển vụ án để điều tra. Khi cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra hoặc trong trường hợp điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Cơ quan điều tra không thực hiện giải quyết vụ án hình sự, Viện kiểm sát cùng cấp có thẩm quyền ra quyết định việc chuyển vụ án để điều tra