Nhân viên bảo vệ kho dự trữ được xác định là các công chức làm việc và công tác ở Chi cục dự trữ Nhà nước, nhân viên bảo vệ kho dự trữ sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra canh gác bảo vệ trong khu vực kho dự trữ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên bảo vệ kho dự trữ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Nhân viên bảo vệ kho dự trữ:
Trong kho dự trữ thì nhân viên bảo vệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đảm bảo an ninh an toàn. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 của Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, có quy định về chức trách và nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ kho dự trữ. Theo đó, nhân viên bảo vệ kho dự trữ được xác định là công chức thừa hành làm việc và công tác ở Chi cục dự trữ nhà nước, nhân viên bảo vệ kho dự trữ có chức trách thực hiện nhiệm vụ tuần tra canh gác bảo vệ trong khu vực kho dự trữ quốc gia, đồng thời đảm bảo an toàn hàng hóa dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên bảo vệ kho dự trữ bao gồm các nhiệm vụ cơ bản như sau:
– Nhân viên bảo vệ kho dự trữ cần phải có nhiệm vụ giám sát các hoạt động nhập khẩu hàng hóa, hoạt động xuất khẩu hàng hóa, hướng dẫn và kiểm tra người, kiểm tra phương tiện ra vào khu vực kho dự trữ theo quy định của pháp luật, trong đó cần phải kiểm tra các loại giấy tờ, văn bản, phiếu xuất kho,
– Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có nhiệm vụ thực hiện công tác tuần tra, canh gác trong khu vực kho hàng thuộc phạm vi quản lý của mình trong ca trực phù hợp với quy chế bảo vệ của cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự an toàn trong khu vực kho dự trữ, đảm bảo an toàn cho kho hàng, hàng hóa dự trữ quốc gia;
– Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có nhiệm vụ lập biên bản, tổ chức hoạt động bảo vệ hiện trường theo quy định khi có xảy ra vi phạm an toàn an ninh trật tự trong khu vực kho tàng, báo cáo kịp thời lên cấp trên và báo cáo lên các cơ quan chức năng khác để kịp thời xử lý đối với các hành vi vi phạm và hậu quả;
– Tham gia vào quá trình xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, tham gia vào hoạt động xây dựng phương án phòng chống bão lũ ở khu vực kho thuộc phạm vi quản lý của mình, nghiêm túc phối hợp với công an khu vực, phối hợp với các cơ quan lân cận, các cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện các phương án theo quy định của pháp luật;
– Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có nhiệm vụ giữ gìn bí mật, thực hiện tốt và thực hiện đầy đủ quy chế bảo mật, tài sản, bảo mật về hàng hóa dự trữ quốc gia.
Như vậy, nhân viên bảo vệ kho dự trữ công tác và làm việc trong Chi cục dự trữ Nhà nước sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên bảo vệ kho dự trữ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 23 của Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, có quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo bồi dưỡng của nhân viên bảo vệ kho dự trữ. Theo đó, nhân viên bảo vệ kho dự trữ cần phải đóng ứng điều kiện tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng. Cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà nhân viên bảo vệ kho dự trữ cần phải đáp ứng bao gồm:
– Có khả năng thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động nhập khẩu, có khả năng thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, giám sát chính xác theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có năng lực ghi chép vào sổ theo dõi cụ thể thông tin, rõ ràng, chính xác về người và phương tiện ra vào kho dự trữ;
– Sử dụng được thành thạo các trang bị và các thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt đã được trang bị từ trước.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của nhân viên bảo vệ kho dự trữ bao gồm:
– Cần phải đáp ứng điều kiện về học vấn, có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên;
– Cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
Như vậy có thể nói rằng đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên bảo vệ kho dự trữ sẽ bao gồm các tiêu chuẩn như sau: Yêu cầu nhân viên bảo vệ kho dự trữ cần phải có năng lực thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa một cách chính xác và theo đúng quy định do nhà nước ghi nhận, cần phải có năng lực ghi vào sổ theo dõi một cách đầy đủ và cụ thể, chính xác đối với phương tiện và người ra vào kho dự trữ, biết sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, các loại trang thiết bị phòng chống bão lụt đã được trang bị từ trước.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của thủ kho bảo quản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 22 của Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, có quy định về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo bồi dưỡng của Thủ kho bảo quản. Theo đó, tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ bao gồm các tiêu chuẩn như sau:
– Nắm bắt được những vấn đề cơ bản của pháp luật, nắm bắt được đầy đủ chế độ chính sách liên quan đến công tác dự trữ quốc gia, các nội dung liên quan đến chương trình cải cách hành chính, chiến lược phát triển và ngành nghề dự trữ quốc gia;
– Nắm vững đầy đủ quy chế, nắm vững quy trình tác nghiệp trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo quản các loại hàng hóa dự trữ quốc gia, nhận biết ba kiểm tra chủng loại hàng nhập, xác định được chủng loại hàng nhập, hàng xuất về tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng theo đúng quy trình và thủ tục do pháp luật quy định (cụ thể là theo Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ);
– Nắm vững và có kỹ năng sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị đo lường phục vụ cho quá trình giao nhận và bảo quản các loại hàng dự trữ quốc gia;
– Có năng lực lập hồ sơ, ghi chép các loại sổ sách rõ ràng, rành mạch trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa dự trữ quốc gia theo quy định của nhà nước;
– Sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị văn phòng và các loại trang thiết bị khác phục vụ cho quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, các cá nhân giữ chức vụ Thủ kho bảo quản còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực trình độ chuyên môn đào tạo. Theo đó, cần phải có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên chuyên ngành kinh tế hoặc chuyên ngành kĩ thuật sao cho phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
THAM KHẢO THÊM: