Khái quát về thi hành án, cơ quan thi hành án? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định tại Điều 14 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014?
Theo quy định của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Khái quát về thi hành án, cơ quan thi hành án:
Thi hành án dân sự theo quy định được hiểu là hoạt động thực hiện các nội dung của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế, bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giả thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án…Quá trình thi hành án được cơ quan thi hành án cũng như các chủ thể liên quan thực hiện theo quy định của Luật thi hành án nhằm đảm bảo các quy định liên quan đến thi hành án.
Trong quá trình thi hành án, có các chủ thể chính sau:
+ Theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành.
+ Theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì người phải thi hành án được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án ban hành được thi hành.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Luật thi hành án dân sự được hiểu là là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quy định tại Điều 13 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014. Theo đó Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:
– Cơ quan quản lý thi hành án dân sự: Cơ quan này bao gồm Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng;
– Cơ quan thi hành án dân sự bao gồm các cơ quan sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Như vậy, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là một trong những cơ quan thi hành án thuộc hệ thống thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Các cơ quan này sẽ có vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn riêng theo quy định của Luật thi hành án dân sự, cơ quan này cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh việc vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người liên quan trong quá trình thi hành án.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh được quy định tại Điều 14 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thụ lí, giải quyết án thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án mình và các cơ quan thi hành án cấp huyện của địa phương mình nhằm đảm bào mọi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành đều được thi hành kịp thời, đúng pháp luật:
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có vai trò đảm bảo cho việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh tiến hành việc chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn để các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình thi hành án dân sự;
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh tiến hành kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
+ Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện việc tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; cơ quan này còn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định:
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.
Các bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết của trọng tài thương mại, quyết định của trọng tài thương mại này sẽ thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh còn có vai trò lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với các trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; đồng thời cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh đồng thời thực hiện việc quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương trong phạm vi cấp tỉnh của mình theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trong công tác quản lí tài chính, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh quản lí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật và của Bộ tư pháp thông qua các hoạt án dân sự.
– Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện việc báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu. Trong công tác báo cáo, thống kê, cơ quan thi hành án dân sự cấp tinh phải thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự và thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật thi hành án dân sự, Nghị định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ tư pháp.
Như vậy, cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải thực hiện đầy đủ và chính xác những vai trò và nhiệm vị nêu trên để đảm bảo cho quá trình thi hành án được thực hiện theo đúng pháp luật.