Khái quát chung về hệ thống thi hành án dân sự? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện?
Sau khi Tòa án tiến hành xét xử vụ án dân sự và ban hành bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ gửi bản án, quyết định của Tòa án đến cơ quan thi hành án để tiến hành thi hành án theo nội dung của bản án, quyết định. Trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện được pháp luật nước ta quy định cụ thể như thế nào, trình tự ra sao?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về hệ thống thi hành án dân sự:
Thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự được hiểu là các hoạt động thực hiện các nội dung của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đưa các bản án, quyết định của Tòa án ra thi hành trên thực tế. Thi hành án dân sự bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giải thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án…
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quy định tại Điều 13
+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Theo quy định tại Điều 52
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội (bao gồm Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án trực thuộc Bộ Quốc phòng; Phòng Thi hành án quân khu và tương đương; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Phòng Thi hành án cấp quân khu có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng) được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:
– Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp. Cụ thể Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.
– Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
– Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Cục Thi hành án dân sự.
Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện được quy định tại Điều 16 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật thi hành án dân sự sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành bản án, quyết định sơ thẩm của
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành bản án, quyết định phúc thẩm của
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thi hành bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án dân sự khi có khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự của người khiếu nại, tố cáo.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Việc quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được thực hiện theo Luật thi hành án dân sự và các văn bản liên quan.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Chế độ thống kê, báo cáo phải được Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện chính xác nhằm thống kê và báo cáo chính xác các hoạt động của cơ quan.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nghĩa vụ lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với những trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định như sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự.
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
– Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu. Việc báo cáo của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có nhiệm vụ cần được thực hiện chính xác, đầy đủ và khách quan, thể hiện chính xác nhất nội dung thi hành án trên địa bàn.
Như vậy, Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có các nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa án thuộc thẩm quyền của mình, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền, thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật, lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ.