Nhiệm vụ của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập? Quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập?
Kiểm soát tài sản, thu nhập được biết đến là biện pháp quan trọng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng. Các hệ thống kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tại Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay đang nổi lên như một công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến chống tham nhũng, có khả năng hỗ trợ cả khâu ngăn ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Kiểm soát tài sản, thu nhập cũng chính là một thành phần quan trọng trong việc giúp nhà nước xây dựng các giải pháp phòng, chống tham nhũng thành công và văn hóa liêm chính trong lĩnh vực dịch vụ công. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập chắc hẳn là vấn đề được khá nhiều người thắc mắc và quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định như thế nào:
Trước tiên, chúng ta hiểu kiểm soát tài sản, thu nhập thực chất là biện pháp quan trọng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng. Các hệ thống kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trên thế giới hiện nay đang nổi lên như một công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến chống tham nhũng, có khả năng hỗ trợ cả khâu ngăn ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Kiểm soát tài sản, thu nhập cũng là một thành phần quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp phòng, chống tham nhũng thành công và văn hóa liêm chính trong lĩnh vực dịch vụ công.
Pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Cụ thể, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có các nhiệm vụ sau đây:
– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có nhiệm vụ quản lý, cập nhật
– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có nhiệm vụ giữ bí mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập.
– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có nhiệm vụ áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập.
Việc bảo vệ các chủ thể là những người cung cấp thông tin được thực hiện như bảo vệ người tố cáo quy định được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo. Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền. Trong quá trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập:
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có các quyền sau:
– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập.
– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhậptài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập.
– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Đây có thể coi là một điểm mới quan trọng tạo điều kiện để cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thể chủ động việc xác minh và chịu trách nhiệm về quyết định đó của mình. Bên cạnh đó yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập.
Quyền hạn này sẽ được trao cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và nó thể hiện vai trò to lớn của hoạt động này trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết không những bảo đảm hiệu quả của việc kiểm soát tài sản, thu nhập mà còn bảo đảm cho việc thu hồi tài sản tham nhũng khi người sở hữu tài sản được xác định là tội phạm tham nhũng. Thực tế cho thấy, nếu không có các biện pháp hữu hiệu thì ngay cả khi một người nào đó bị kết án về tội tham nhũng cũng khó có thể thu hồi được tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng do đã bị tẩu tán dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Bên cạnh đó thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việc xác minh. Đây là một nội dung quan trọng trong xác minh tài sản, thu nhập bởi vì giá trị tài sản là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản. Trong khi đó, tài sản, thu nhập bao gồm rất nhiều loại và để xác định giá trị của nó đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu đối với từng loại. Vì vậy, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu cơ quan chuyên môn có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việc xác minh.
Theo quy định cụ thể tại Nghị định 130/2020-NĐ-CP của Chính Phủ, việc yêu cầu, đề nghị phải được thực hiện bằng văn bản do tổ trưởng tổ xác minh tài sản, thu nhập, chủ thể là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ký.
Về thời hạn cung cấp thông tin, người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong mọi trường hợp, người được yêu cầu có thể đưa ra những lý do trong việc chậm trễ cung cấp thông tin được yêu cầu nhưng việc đánh giá và chấp nhận lý do đó hay không thuộc về quyền của người yêu cầu.
Quy định này được ban hành nhằm mục đích để có thể bảo đảm cho các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện trách nhiệm của mình trong quá trình tiến hành xác minh, tránh những khó khăn có thể gặp phải vì sự bất hợp tác, thậm chí là chống đối của các chủ thể là người được yêu cầu cung cấp thông tin. Những quy định nói trên cũng được áp dụng đối với việc yêu cầu và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin đối với doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực ngoài Nhà nước và cá nhân.
Như vậy, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có đầy đủ các quyền hạn để nhằm từ đó có thể phục vụ cho việc kiểm soát tình hình thực tế, sự biến động của tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và qua đó đánh giá về tính trung thực của việc kê khai cung như các dấu hiệu nghi ngờ về sự thiếu trung thực, che giấu tài sản hoặc các nghi ngờ liên quan đến hành vi tham nhũng. Đặc biệt là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ có quyền chủ động tự mình quyết định xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. Đây được coi là một quyền hạn rất quan trọng để nhằm thông qua đó khắc phục những hạn chế, khó khăn của quy định hiện hành trong việc tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn.
Để nhằm mục đích có thể bảo đảm các quyền hạn của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được thực hiện, pháp luật nước ta cũng đã nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc Luật quy định các trách nhiệm của cơ quan tổ chức có liên quan nhằm mục đích chính đó là để giúp cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thể thu thập thông tin, tài liệu một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhất phục vụ cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn góp phần phòng, chống tham nhũng cũng như thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác. Trường hợp phát hiện tài sản, thu nhập có biến động từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai không kê khai thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ có quyền yêu cầu chủ thể đó cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan; trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng thì phải giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.