Nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân tối cao là một trong hệ thống cơ quan điều tra hình sự của Nhà nước , cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân tối cao ngày càng được củng cố và hoàn thiện và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân tối cao là một trong những công cụ không thể thiếu đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát hiện, ngăn chặn và đề xuất xử lý hành vi phạm tội. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao”
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
1. Nhiệm vụ của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Tại Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự, theo đó, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, những tội phạm về tham nhũng và chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
– Theo quy định của pháp luật thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra đối với một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người thực hiện tội phạm là cán bộ, công chức ngành tư pháp như: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên. Đây là những chủ thể có sự am hiểu pháp luật nên khi thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp đều sử dụng những thủ đoạn tinh vi, ít để lại dấu vết nên rất khó có bằng chứng để phát hiện, xử lý, bất kể vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh.
– Việc pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam quy định mỗi Cơ quan điều tra trong bộ máy Nhà nước có thẩm quyền điều tra các loại tội phạm khác nhau xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng cơ quan. Bởi vì trong mỗi lĩnh vực hoạt động của mình, cơ quan đó sẽ có đủ chức trách và kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương tiện và điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm vụ đã được phân công. Điều đó làm nên nét đặc trưng, làm nên đặc điểm riêng biệt trong thẩm quyền điều tra của mỗi cơ quan điều tra, đồng thời khắc phục tình trạng bị chồng chéo về thẩm quyền, bảo đảm điều tra nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, không để lọt tội phạm.
– Riêng đối với Viện kiểm sát nhân dân, Điều 107
– Với chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nên Viện kiểm sát tham gia vào toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, từ giai đoạn phát hiện tội phạm, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, điều tra vụ án hình đến khi kết thúc quá trình tố tụng (bản án có hiệu lực pháp luật) và su, chấm dứt khi thi hành xong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát các cấp có phạm vi kiểm sát rất rộng, bao gồm công tác kiểm sát việc giải quyết các loại án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế và những việc khác theo quy định của pháp luật. Thông qua các công tác này, Viện kiểm sát có thể phát hiện những thiếu sót, vi phạm của các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp để yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục vi phạm; nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì chuyển cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để khởi tố, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, Viện kiểm sát có điều kiện thuận lợi để phát hiện các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Từ đó mà pháp luật quy định cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
2. Quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tại Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương, theo đó, chủ thể thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cũng như việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương theo quy định của pháp luật sẽ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hành.
– Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những quyền hạn như sau:
+ Thứ nhất: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra đối với các vụ án xảy ra trong lĩnh vực hoạt động tư pháp mà không chỉ riêng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII
– Thứ hai: Chỉ những vụ án trong lĩnh vực tư pháp mà chủ thể phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp mới thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngược lại, những tội mặc dù được quy định tại Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng không do cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp thực hiện thì không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Thứ ba: Những vụ án trong lĩnh vực hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp phải thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Quân sự Trung ương.
Từ đó có thể thấy được vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra, theo đó, sự tồn tại của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân trong lịch sử pháp luật và đến nay là Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chứng tỏ vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Điều này đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định bằng sáu mặt công tác, trong đó có nhiệm vụ điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan t pháp. Việc thực hiện thẩm quyền điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân được giao cho Cơ quan điều tra chuyên trách thực hiện, đó là Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tổ chức Cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao xuất phát từ chức năng công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự. Cơ quan điều tra cho dù tổ chức ở bộ, ngành nào thì cũng để phục vụ chức năng công tố, giúp cơ quan thực hành quyền công tố dưa vụ án ra Tòa xét xử và buộc tội người phạm tội trước Tòa án. Công tác điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong những mặt công tác quan trọng nhằm bảo đảm cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện có hiệu quả và làm tốt hơn chức năng thực hành quyền công tố. Mặt khác, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo đảm chống làm oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.