Những khái niệm về chức năng và nhiệm vụ là những thuật ngữ chúng ta thường xuyên nghe thấy. Tuy nhiên, nhiều người còn nhầm lẫn về phạm vi áp dụng hai khái niệm này.
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ là gì?
– Nhiệm vụ là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng của vị trí đó không bị sai lệch đi. Thông thường nhiệm vụ sẽ được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành, tuy nhiên khi giao việc cũng cần chú ý vào chức năng mà vị trí đó có thể thực hiện được.
Nhiệm vụ trong tiếng Anh là Function, Mission, Task, Assignment.
2. Tìm hiểu về chức năng:
Theo nghĩa Hán Việt, “chức” là “việc phần mình” còn “năng” là sức làm được. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản “chức năng” là khả năng của một cá nhân, tổ chức có thể thực hiện và hoàn thành một hoặc một số công việc nhất định. Công việc này thường mang tính thường xuyên, liên tục, là phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của cá nhân, cơ quan và tổ chức đó.
Trong nghiên cứu pháp lý, chức năng được hiểu đơn giản là tổng hợp của hai từ đó là chức vụ và khả năng. Chính vì vậy nó có nghĩa bao gồm cả hai ý của từ khóa trên đó chính là ở một vị trí nhất định sẽ có những khả năng nhất định. Hay chức năng chính là những công việc trong khả năng của một vị trí có thể làm được.
Nếu hiểu theo ý nghĩa trên, chức năng thường gắn liền với cụm từ “cơ quan”. Tức là pháp luật sẽ quy định nhiều hơn về chức năng của các cơ quan trong Bộ máy Nhà nước. Đây cũng là một vấn đề đang được quan tâm rộng rãi đời sống thực tiễn hiện nay.
Ngoài ra, chức năng còn được hiểu là tác dụng, ảnh hưởng của một sự vật, hiện tượng đối với con người và môi trường sống xung quanh.
– Theo một cách giải thích đơn giản nhất, chức năng là từ ghép của chức vụ và khả năng. Khi kết hợp 2 từ khóa này với nhau, bạn sẽ hiểu cơ bản là với một chức vụ, một vị trí nhất định thì sẽ có khả năng làm được những gì. Như vậy, chức năng là những công việc, khả năng mà một vị trí hay một sản phẩm có thể làm được.
– Chức năng và nhiệm vụ bổ trợ cho nhau trong quá trình công tác, làm việc.
Có thể thấy mặc dù là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên sự liên kết của chức năng và nhiệm vụ là không thể tách rời. Chính vì vậy, chức năng và nhiệm vụ có rất nhiều điểm giống nhau như sau:
- Mục đích bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là việc giao nhiệm vụ giúp vị trí hoàn thành tốt chức năng của mình.
- Cách thức vận hành gần giống nhau, khi được giao nhiệm vụ là một danh sách công việc thì vị trí đó sẽ hoàn thành dựa theo danh sách công việc mà chức năng đã nêu sẵn.
- Một vị trí có thể có nhiều chức năng cũng như nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Một số thuật ngữ liên quan đến “chức năng” được sử dụng rộng rãi hiện nay
– Cơ quan chức năng
Cơ quan chức năng là cơ quan của nhà nước quản lí từng lĩnh vực hoạt động theo một hệ thống nhất định. Pháp luật quy định mỗi cơ quan nhà nước sẽ có một số chức năng riêng. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số cơ quan chức năng chính ở Việt Nam như sau:
+Quốc hội: là cơ quan duy nhất có chức năng lập hiến và lập pháp trong Bộ máy Nhà nước tại Việt Nam hiện nay. Lập hiến được hiểu là xây dựng hiến pháp còn lập pháp dược hiểu là xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Chức năng lập pháp của Quốc hội được thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội như sau:
+ Quốc hội có chức năng làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
+ Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
+ Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
+ Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước,…
+Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Nói cách khác, Chính phủ là cơ quan có chức năng hành pháp trong Bộ máy nhà nước. Chức năng hành pháp của Chính phủ được hiểu là việc thực thi pháp luật, đảm bảo pháp luật được thi hành hiệu quả trên thực tiễn.
Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện qua một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ như sau:
+ Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
+ Chính phủ có nhiệm vụ đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Ngoài ra, Chính phủ còn có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Điều này được thể hiện qua việc:
+ Chính phủ thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân
+ Chính phủ thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
+ Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc,
+
Chức năng tư pháp của Tòa án được thể hiện qua việc Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Thực phẩm chức năng
Chức năng là gì còn được hiểu theo nghĩa về thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Thực phẩm chức năng bao gồm:
–Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
–Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:
+ Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
+ Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
–Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
–Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
Điều kiện sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng được quy định cụ thể tại
3. Phân biệt điểm khác nhau giữa nhiệm vụ và chức năng:
Phân biệt thông qua ý nghĩa
Như đã đề cập ở nội dung trên, chức năng và nhiệm vụ có mối liên kết gần gũi và khá tương đồng với nhau nhưng chúng lại có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Chức năng được hiểu là khả năng thực hiện các công việc của một vị trí nào đó, còn nhiệm vụ lại là một danh sách công việc thường được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành việc được giao. Thông thường các danh sách công việc được giao này đôi khi không phù hợp với chức năng của vị trí được giao đó, nhưng trường hợp này hiếm gặp bởi thường giao nhiệm vụ người giao sẽ dựa trên khả năng để công việc kịp tiến độ và hoàn thanh tốt nhất.
Phân biệt thông qua sự liên quan
Mỗi vị trí sẽ có những chức năng và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, đồng thời cũng có trường hợp một vị trí có thể đảm nhiệm nhiều chức năng để có thể hỗ trợ nhau trong công việc. Còn đối với nhiệm vụ, một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều chức năng vị trí khác nhau.
Phân biệt thông qua mục đích
Chức năng là khả năng mà vị trí đó có thể đạt được và nó được sinh ra một cách tự nhiên có mục đích đánh giá vị trí đó sẽ làm được những gì. Ngược lại thì nhiệm vụ được sinh ra để phục vụ cho mục đích đánh giá các vị trí hoàn thành, đảm bảo làm tròn chức năng của chính mình.
Đối với những người làm công tác nhân sự. Một trong những công việc quan trọng cần làm của họ là mô tả những khái niệm trên với từng vị trị công việc của từng nhân viên cụ thể. Thì việc phải hiểu rõ từng khái niệm và giao nhiệm vụ đúng đối tượng là điều vô cùng cần thiết để bộ máy một doanh nghiệp. Một đơn vị hay một cơ quan nhà nước đi vào hoạt động ổn định, quy củ.