An ninh hàng không là một trong những công việc vô cùng quan trọng, ngăn chặn và đối phó với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đây là công việc chính của nhân viên kiểm soát an ninh. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không:
Nhân viên kiểm soát an ninh an toàn hàng không là lực lượng trực tiếp thực hiện biện pháp kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật, đối phó, phòng ngừa vi phạm, thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để can thiệp xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh hàng không. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Theo đó, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sẽ có một số nhiệm vụ như sau:
-
Tổ chức thực hiện chương trình an ninh hàng không, tổ chức thực hiện quy chế an ninh hàng không có liên quan, thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền;
-
Đối phó ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại các điểm/cơ sở có liên quan. Thực hiện hoạt động bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp đến an ninh an toàn hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
-
Đề nghị chủ thể có thẩm quyền đó là Giám đốc Cảng hàng không, Thanh tra Hàng không tiến hành ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm mục đích ngăn chặn tối đa khả năng uy hiếp an ninh an toàn hàng không đối với chuyến bay đó trong trường hợp cần thiết;
-
Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị chức năng có liên quan để xử lý bom/mìn và vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, các loại chất phóng xạ, ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, tại sân bay, hoặc trên tàu bay, xử lý đối với hành lý/hàng hóa hoặc bưu gửi/và các đồ vật khác có chứa vật phẩm nguy hiểm;
-
Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, có quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra giấy tờ tùy thân, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh an toàn hàng không, thu vũ khí và các chất cháy nổ, thu các vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế, cưỡng chế đối với những cá nhân có hành vi cản trở hoặc cố tình chống đối lực lượng thi hành công vụ;
-
Lập biên bản vụ việc vi phạm đối với người có hành vi uy hiếp an ninh an toàn hàng không, lập biên bản đối với hành khách có hành vi gây rối an ninh an toàn hàng không, thông báo cho Cảng vụ hàng không để xử lý đối với hành vi vi phạm hoặc chuyển giao trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển đối với hành khách vì lý do an ninh theo quy định của pháp luật;
-
Được trang bị các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ, sử dụng công cụ hỗ trợ đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Có trang phục, trang thiết bị phương tiện, phù hiệu, cấp hiệu để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình;
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại khu vực cảng hàng không, tại sân bay có trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không cho khách hàng và tài sản của khách hàng.
Theo đó, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có 08 nhiệm vụ cơ bản nêu trên.
2. Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không, có quy định về vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Theo đó:
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải chỉ đạo và tổ chức để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp đảm bảo an ninh an toàn hàng không, cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh an toàn hàng không tại Cảng hàng không, tại khu vực sân bay và các cơ sở xử lý hàng hóa/bưu gửi để đưa lên phương tiện tàu bay;
-
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu sẽ tổ chức và phân bộ lực lượng kiểm soát an ninh an toàn hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của Cảng hàng không, của sân bay;
-
Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh an toàn hàng không để thực hiện đảm bảo an ninh an toàn hàng không tại các cơ sở sản xuất, cơ sở bảo dưỡng, cơ sở sửa chữa tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay;
-
Hãng hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp và công ty kinh doanh hàng không tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh an toàn hàng không để thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không trên phương tiện tàu bay và các hoạt động khai thác tàu bay khác bên ngoài khu vực cảng hàng không, bên ngoài khu vực sân bay.
3. Chế độ và chính sách đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không, có quy định về chế độ và chính sách đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Theo đó:
-
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sẽ được hưởng lương, hưởng đầy đủ chế độ quyền lợi và chính sách phù hợp theo quy định của pháp luật;
-
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, nếu bị thương hoặc bị hy sinh thì sẽ được xem xét công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không, có quy định về vấn đề thiết lập và bảo vệ khu vực hạn chế. Theo đó:
-
Cảng hàng không, khu vực sân bay, nơi có công trình, trang thiết bị hàng không bắt buộc phải thiết lập khu vực hạn chế. Quá trình thiết lập khu vực hạn chế cần phải phù hợp với mục đích đảm bảo an ninh an toàn hàng không phải phù hợp với tính chất hoạt động của lĩnh vực hàng không dân dụng, không gây cản trở cho người và phương tiện ra/vào khu vực hạn chế;
-
Người và phương tiện ra/vào tại khu vực hạn chế bắt buộc phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh an toàn hàng không, hoặc đeo thẻ giám sát viên an ninh, an toàn hàng không do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, ngoại trừ trường hợp là khách hàng đi tàu bay hoặc trong trường hợp nguy cấp tại sân bay;
-
Người và phương tiện ra/vào khu vực hạn chế cần phải được kiểm tra cẩn thận, soi chiếu, giám sát an ninh một cách an toàn và liên tục, trong trường hợp cần thiết thì cần phải lục soát an ninh hàng không, ngoại trừ trường hợp nguy cấp;
-
Khu vực hạn chế được lực lượng kiểm soát an ninh an toàn hàng không tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm tra, canh gác, bảo vệ và thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh an toàn hàng không;
-
Đối với khu vực quân sự tiếp giáp với khu vực hạn chế tại sân bay, lực lượng quân đội sẽ phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, canh gác và bảo vệ bằng những biện pháp nghiệp vụ phù hợp;
-
Đối với sân bay chuyên dùng, người khai thác sân bay và người khai thác tàu bay cần phải tổ chức thực hiện các biện pháp khác nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ tuần tra, canh gác và bảo vệ sân bay.
THAM KHẢO THÊM: