Chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ của công chức địa chính? Công chức địa chính có quyền hạn như thế nào? Công chức địa chính có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính không?
Cán bộ, công chức, viên chức là những người đại diện cho quyền lực Nhà nước, thực hiện các hoạt động, công việc nằm trong nhiệm vụ, công vụ được giao. Theo Luật Cán bộ, công chức 2008 thì có nhiều chức danh, vị trí công chức trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó bao gồm công chức làm công tác địa chính tại xã, phường, thị trấn. Trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình, công chức địa chính cần phải thực hiện đúng theo nhiệm vụ, chức trách cũng như quyền hạn theo quy định của pháp luật tránh trường hợp lạm quyền, hách dịch, cửa quyền và nhũng nhiễu nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Công chức địa chính là gì?
– Khái niệm công chức: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức được xác định bao gồm những công dân Việt Nam, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các ngạch, chức danh, chức vụ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp từ trung ương đến cấp huyện; của các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (trừ những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); của các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (trừ những người là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp) và những người nằm trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Công chức là những người nằm trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (áp dụng đối với công chức trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập).
– Công chức địa chính: là chức danh gọi tắt của công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với đơn vị hành chính phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với đơn vị hành chính là xã).
2. Quyền và nghĩa vụ của công chức nói chung:
2.1. Quyền của công chức:
Theo quy định tại Mục 2 Chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:
– Được hưởng các quyền lợi đảo bảo về lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi nếu có theo quy định của pháp luật;
– Được hưởng các điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi công vụ, nhiệm vụ. Trong đó các điều kiện đảm bảo bao gồm:
+ Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe khi thi hành công vụ;
+ Được giao quyền hạn tương ứng với nhiệm vụ được giao;
+ Được cung cấp các thông tin có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ được giao.
+ Được cung cấp các trang thiết bị và các điều kiện để làm việc;
– Có thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật về lao động;
– Được đảm bảo các quyền khác theo quy định của pháp luật về công chức cũng như các quy định liên quan.
2.2. Nghĩa vụ của công chức:
Đối với công chức nói chung sẽ bao gồm hai nghĩa vụ chính là nghĩa vụ trong việc thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ và nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước và đối với nhân dân. Trong đó, các nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Nghĩa vụ trong khi thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ:
+ Phải chấp hành các quyết định của cấp trên quản lý; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác;
+ Có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
+ Thực hiện công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước được giao;
+ Công chức phải có ý thức tổ chức kỷ luật; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Nghĩa vụ bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định.
– Nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với nhân dân:
+ Công chức phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải bảo vệ cho danh dự của Tổ quốc và lợi ích quốc gia;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;
+ Có sự liên hệ một cách chặt chẽ với nhân dân, tiến hành lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương;
+ Phải có thái độ tôn trọng và phải tận tụy phục vụ nhân dân.
Ngoài ra đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vối cương vị là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thì ngoài các nghĩa vụ chung của công chức nói trên thì người công chức là người đứng đầu còn phải chịu các nghãi vụ khác tương ứng với chức trách của mình.
3. Nhiệm vụ, chức trách của công chức địa chính cấp xã:
– Một là, nhiệm vụ của công chức địa chính cấp xã:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2012/TT-BNV thì công chức địa chính cấp xã bao gồm có các nhiệm vụ sau đây:
+ Nhiệm vụ chung của công chức địa chính là tham mưu, thực hiện các công việc giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực, bao gồm đất đai, môi trường, tài nguyên, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và các công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo các quy định của pháp luật.
+ Giám sát về mặt kỹ thuật của các công trình xây dựng, chỉ thực hiện nhiệm vụ này đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Tổ chức và tham gia các cuộc vận động đối với nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường;
+ Tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, văn bản về đất đai; các văn bản về việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét và quyết định;
+ Tiến hành công việc thu thập thông tin, tổng hợp các số liệu, các tài liệu và tiến hành xây dựng, lập các báo cáo về các vấn đề, bao gồm: đất đai, môi trường và đa dạng sinh học, về địa giới hành chính, tài nguyên, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, địa giới hành chính nơi công chức địa chính công tác;
+ Công chức địa chính thực hiện công tác chủ trì, phối hợp với các công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ về đất đai; thẩm tra xác định nguồn gốc, hiện trạng của việc đăng ký và sử dụng đất đai, biến động về đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn địa chính công tác;
+ Ngoài ra công chức địa chính cấp xã còn phải thực hiện các nhiệm vụ, công vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các nhiệm vụ, công vụ do chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho.
Như vậy ta thấy, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của công chức địa chính được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giúp cho người công chức biết và thực hiện đúng theo các quy định, tránh sự lạm quyền hay nhũng nhiễu nhân dân.
4. Những việc phải làm, nghĩa vụ của cán bộ địa chính cấp Xã:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào các luật sư, tôi muốn nhờ các luật sư giải đáp giúp tôi một sự việc như sau: Năm 2016 tôi có mua của ông Th một miếng đất tại thành phố Biên Hòa đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kích thước miếng đất là 5,6 x 30.5 m. Trên miếp đất có sẵn một ngôi nhà nhỏ và quá cũ nên tôi đã đập bỏ. Khi tôi xây tường bao xung quanh miếng đất, đúng trên vị trí bức tường của ngôi nhà cũ và cũng đúng như kích thước ghi trong sổ đỏ là 5,6 m thì ông T là hàng xóm ra ngăn lại yêu cầu tôi xây dịch vào trong phần đất của tôi 10 cm. Ông T lấy lý do là theo sổ đỏ của ông thì mặt tiền nhà ông rộng 8m nhưng hiện nay chỉ có 7,9m vì vậy ông phải lấy sang đất của tôi 10 cm cho đủ kích thước ghi trong sổ. Nếu như vậy mặt tiền đất của tôi chỉ còn 5,5 m. Tôi đã gửi đơn ra UBND phường nhờ xử lý thì cán bộ địa chính của phường (chỉ có duy nhất cán bộ địa chính, không có ban hòa giải) hòa giải như sau: chỗ chồng lấn 10 cm này chia đôi, nghĩa là ông T chịu thiệt 5 cm và tôi lấy chịu thiệt 5 cm. Tôi không đồng ý với lý do tôi không được nhìn thấy sổ đỏ của ông T thì làm sao biết đất ông thừa hay thiếu mà nhường. Tôi đề nghị cán bộ địa chính của phường cho xem sổ đỏ của ông T thì được giải thích là theo quy định cán bộ địa chính không được phép cho bên này biết thông tin của bên kia. Các luật sư cho tôi hỏi:
1- Cách xử lý của ông cán bộ địa chính của phường như vậy đã đúng chưa?
2- Cái quy định mà ông cán bộ địa chính nói như trên có đúng không?
Xin cảm ơn các luật sư nhiều.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai như sau:
“Điều 88. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.”
Theo Điều 6 Thông tư 06/2012/TT-BNV Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định như sau:
“Điều 6. Nhiệm vụ của công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đổi với xã)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ
a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”
Theo quy định trên, khi hòa giải tranh chấp đất đai, phải thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Địa chính xã chỉ có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn. Hiện nay, không có quy định nào quy định cán bộ địa chính không được cho các bên tranh chấp xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhau. Cách xử lý của cán bộ địa chính chỉ là đưa ra phương án để hai bên hòa giải. Nếu bạn không đồng ý với các giải quyết này thì hoàn toàn có thể khởi kiện ra