Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì? Nhiệm vụ (chức năng) của Bộ luật hình sự Việt Nam? Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?
Mỗi một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng, có các nguyên tắc cũng như thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng vậy, cũng có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng, tuân theo các nguyên tắc và thực hiện nhiệm vụ riêng. Vậy nhiệm vụ của Bộ luật hình sự? Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự là gì?
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 2015
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì?
– Nhiệm vụ là những công việc cần làm để đảm bảo chức năng của vị trí đó không bị sai lệch đi. Thông thường nhiệm vụ sẽ được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành, tuy nhiên khi giao việc cũng cần chú ý vào chức năng mà vị trí đó có thể thực hiện được.
– Nhiệm vụ của bộ luật hình sự được quy định tại Điều 1 Bộ luật hình sự 2015 như sau: Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt
2. Nhiệm vụ (chức năng) của Bộ luật hình sự Việt Nam:
– Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc biệt, tuân theo các nguyên tắc và các nhiệm vụ riêng.
– Trong sách báo pháp lí, nhiệm vụ của luật hình sự thường được nói đến khi các tác giả viết về ngành luật hình sự và trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Điều 1 cũng đề cập nhiệm vụ của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, vì luật hình sự được xem là “công cụ” nên nói chức năng của luật hình sự phù hợp hơn so với nói nhiệm vụ của luật hình sự.” Với nội dung của ngành luật hình sự được nêu trên có thể rút ra chức năng của luật hình sự là phương tiện chống và phòng ngừa tội phạm, là phương tiện bảo vệ và giáo dục. Với cách nói tắt thì luật hình sự có các chức năng: Chức năng chống và phòng ngừa tội phạm, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục. Các chức năng này tuy có nội dung riêng nhưng không độc lập hoàn toàn mà có mối quan hệ biện chứng với nhau.
a. Chức năng chống và phòng ngừa tội phạm của Bộ luật hình sự
– Chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động tuy có nội dung khác nhau nhưng không tách rời nhau. Trong đó, chống tội phạm là hoạt động trực diện với tội phạm – hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Phòng ngừa tội phạm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm ngăn n ngừa không để cho tội phạm xảy ra và đều có quan hệ mật thiết với hoạt động chống tội phạm. Chống tội phạm có hiệu quả không chỉ có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tội phạm mà còn có thể định hướng cho các hoạt động phòng ngừa tội phạm.
– Do vậy, hoạt động chống tội phạm cũng được coi là hoạt động phòng ngừa tội phạm đặc biệt. Hoạt động chống và phòng ngừa tội phạm phải dựa trên cơ sở pháp lí chung hay nói cách khác là đều phải sử dụng công cụ pháp lí chung là luật hình sự. Hiệu quả của chống và phòng ngừa tội phạm phụ thuộc một phần quan trọng vào độ hoàn thiện của luật hình sự. Do vậy, luật hình sự đã được coi là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
– Chức năng chống và phòng ngừa tội phạm của luật hình sự được khẳng định rõ tại Điều 1 Bộ luật hình sự : ” Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”.
– Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt. Để thực hiện tốt chức năng chống và phòng ngừa tội phạm đòi hỏi luật hình sự phải luôn luôn được hoàn thiện theo sát sự thay đổi của tình hình tội phạm, đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm
b. Chức năng bảo vệ của Bộ luật hình sự
– Qua chức năng chống và phòng ngừa tội phạm, luật hình sự đồng thời có chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội trước sự xâm hại của tội phạm. Ngành luật hình sự là công cụ pháp lí “góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lí kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sông trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao”
– Đối tượng bảo vệ của ngành luật hình sự đều được xác định rõ ràng trong các Bộ luật hình sự:
– Theo Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015:” Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự; Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
– Theo đó, đối đôi tượng bảo vệ của luật hình sự là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật. Để thực hiện tốt chức năng bảo vệ của mình, ngành luật hình sự cần phải xác định đúng, đây đủ và kịp thời những hành vi có hiểm cho các đối thể gây nguy tượng bảo vệ đế quy định là tội phạm. Có như vậy ngành luật hình sự mới có thể trở thành công cụ pháp lí hữu hiệu bảo vệ các quan hệ xã hội đã được xác định qua việc chống và phòng ngừa một cách toàn diện tất cả các tội phạm, không có hành vi nào nguy hiểm (ở mức tội phạm) cho đối tượng bảo vệ của ngành luật hình sự bị bỏ qua.
c. Chức năng giáo dục của Bộ luật hình sự
– Chống tội phạm qua việc xử phạt người phạm tội (cũng như pháp nhân thương mại trong trường hợp nhất định) không chỉ nhằm trừng trị mà còn nhằm mục đích giáo dục họ và giáo dục mọi người nói chung. Do vậy, ngành luật hình : sự không chỉ là công cụ chống tội phạm mà còn có chức năng giáo dục. Cũng chính qua chức năng giáo dục mà ngành luật hình sự có the thực hiện được chức năng phòng ngừa tội phạm của mình.
– Ngành luật hình sự không chỉ là công cụ răn đe người phạm tội mà còn răn đe cả những người khác và qua đó giáo dục người phạm tội cũng như mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tránh các hành vi phạm tội. Ngành luật hình sự cũng là công cụ giáo dục ý thức tham gia chống và phòng ngừa tội phạm cho tất cả mọi người với vai trò là công dân cũng như với vai trò là thành viên của cơ quan hay tổ chức.
– Chức năng giáo dục của ngành luật hình sự dựa trên cơ sở chức năng chống tội phạm nhưng đồng thời cũng là cơ sở cho chức năng phòng ngừa tội phạm và chức năng bảo vệ của ngành luật này.
– Chức năng giáo dục của ngành luật hình sự được xác định cụ thể tại Điều 1 và Điều 31 Bộ luật hình sự, theo đó, Điều 31 quy định về hình phạt như sau: ” Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”
(Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự quy định: … giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”; Điều 31. Mục đích của hình phạt quy định: “… mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”).
3. Nhiệm vụ nào của Bộ luật hình sự là quan trọng nhất?
– Trong các nhiệm vụ của Bộ luật hình sự, tất các các nhiệm vụ đều quan trọng không chỉ riêng một nhiệm vụ nào là quan trọng nhất bởi lẽ, tất cả các nhiệm vụ của Bộ luật hình sự đều hướng tới sự giáo dục, phòng ngừa tội phạm, và chức năng bảo vệ đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ độc lập. chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao, giáo dục mọi người có ý thức tuân theo pháp luật và và các quy tắc của cuộc sống, phòng ngừa và đấu tranh tội phạm.