Nhật Bản là nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển. Nhật Bản đạt được những thành tựu trên lĩnh vực sản xuất đồ dân dụng như: tivi, tủ lạnh, phương tiện GTVT. Để hiểu rõ hơn về khoa học kỹ thuật của nhật bản, mời bạn tham khảo bài viết Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật?
A. Coi trọng nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật.
B. Mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài.
C. Cho người đi học tập ở nước ngoài.
D. Mời những người giỏi về nước làm việc.
Đáp án: B
Giải thích:
Người Nhật vừa tích cực phát minh, sáng tạo khoa học –kĩ thuật vừa tận dụng “học bên ngoài để biến thành của mình”. Ví dụ, năm 1968 Nhật bỏ ra 5 tỉ USD để mua bằng phát minh.
2. Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản:
* Thành tựu khoa học kỹ thuật của Nhật Bản
– Nhật rất coi trọng phát triển KH – KT:
+ Có hàng trăm viện KH – KT, đi sâu vào công nghiệp dân dụng, ít chú ý đến công nghiệp quân sự và vũ trụ.
+ Nhật vừa chú ý đến phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước vừa chú ý mua các phát minh của nước ngoài. (tìm cách xâm nhập kỷ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến).
+ Hiện nay Nhật được xếp vào một số quốc gia đứng hàng đầu về trình độ phát triển KH – KT, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.
– Nhật rất quan tâm đến việc cải cách nền giáo dục quốc dân, quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con người có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, có năng lực, giữ vững bản sắc dân tộc của mình.
Ngành công nghiệp ICT có mức phát triển 20% trong 10 năm liên tục từ năm 1955 – 1965. Đến năm 1990 sự thống trị Nhật ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Trong số, 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Nhật chiếm 55% tổng doanh thu.
Một vaì đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong nghành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật bản phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đảy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu. Các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới như: tivi, tủ lạnh, ôtô,….
Nhật Bản bắt đầu xây dựng và phát triển công nghệ vũ trụ từ những năm 1970 bằng sự ra đời của Trung tâm vũ trụ Tsukuba. Tại đây hiện có 1.565 công trình sư và kỹ sư thường xuyên làm việc. Những chuyến bay đầu tiên của Nhật Bản vượt khỏi quỹ đạo Trái Đất là vào năm 1985 với các vệ tinh quan sát sao chổi Halley mang tên Suisei và Sakigake.
Trong nỗ lực tăng tốc để bắt kịp các quốc gia phát triển khác trong lĩnh vực chinh phục không gian, tháng 10/2007, tàu thám hiểm SELENE (còn gọi là Kaguya) của Nhật đã đi vào quỹ đạo và chính thức bắt đầu thu thập dữ liệu về mặt trăng.
* Nguyên nhân đạt được những thành tựu đó
– Nhà nước coi trọng phát triển và đầu tư cho khoa học – kĩ thuật, giáo dục.
– Chính phủ Nhật Bản tìm cách rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.
– Chi phí cho nghiên cứu khoa học – kĩ thuật lớn, đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ (tính đến giữa thập niên 70).
– Giáo dục phát triển, cùng một đội ngũ các nhà khoa học lớn, nhân công có trình độ tay nghề cao.
– Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
– Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
– Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
– Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
+ Nhật luôn chú trọng đầu tư cho khoa học – kĩ thuật, thậm chí mua bằng sáng chế phát minh và đầu tư cho giáo dục con người
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về
A. công nghiệp.
B. tài chính.
C. kinh tế.
D. quân sự.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Giải thích: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về tài chính và là chủ nợ lớn nhất thế giới.
Câu 2. Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?
A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới
B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 – 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
C. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (cùng với Mĩ, Tây Âu).
D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở biểu hiện từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (cùng với Mĩ, Tây Âu).
Câu 3. Trong sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác:
A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C. Đầu tư cho quốc phòng thấp để tập trung phát triển kinh tế.
D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Giải thích: Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật là nguyên nhân chung khiến các nước tư bản chủ nghĩa phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có Nhật Bản.
Câu 4. Nguyên nhân khách quan khiến kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
B. vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.
C. tiến hành các cải cách dân chủ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. biết tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại thế giới.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Giải thích: Biết tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại thế giới là nguyên nhân khách quan khiến cho kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 5. Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?
A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Giải thích: So với các nước khác, điểm khác biệt của Nhật Bản trong phát triển khoa học – kĩ thuật là luôn coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ phát triển khoa học – kĩ thuật, tránh tụt hậu.
Câu 6. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước công nghiệp mới.
C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
D. Là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. Nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
Câu 7. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn và kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B. Biến Nhật Bản trở thành căn cứ quân sự duy nhất của Mĩ ở khu vực châu Á.
C. Hình thành một liên minh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng viễn Đông.
D. Tạo thế cân bằng về lực lượng quân sự giữa Mĩ và Nhật.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm hình thành một liên minh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng viễn Đông.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Giải thích: Điểm xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện qua việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (1951) và khẳng định hiệp ước này kéo dài vĩnh viễn.
Câu 9.Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm nào?
A. Năm 1956.
B. Năm 1973.
C. Năm 1977.
D. Năm 1991.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1956, Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 10. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.
C. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
D. Mĩ, Đức, Nhật Bản.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giải thích: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
THAM KHẢO THÊM: