Trong quá trình nhập hộ khẩu và chuyển hộ khẩu cần phải có những giấy tờ nhất định. Vì thế, nhập hộ khẩu hoặc chuyển hộ khẩu có cần sổ đỏ hay không đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Nhập hộ khẩu, chuyển hộ khẩu có cần phải có sổ đỏ không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề chuyển hộ khẩu và nhập hộ khẩu. Nhiều người đặt ra nhu cầu chuyển khẩu và nhập khẩu trên thực tế. Tuy nhiên trong quá trình chuyển khẩu và nhập khẩu, họ vẫn thắc mắc rằng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn được gọi là sổ đỏ) có bắt buộc phải có để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không. Theo quy định của pháp luật hiện nay, chuyển khẩu là việc một người đang có tên trong khẩu nay làm thủ tục xóa tên và chuyển sang một hộ khẩu khác. Vấn đề chuyển hộ khẩu sếp và được thực hiện theo mong muốn của người chuyển hộ khẩu, vào vấn đề này thường xuyên xảy ra trong trường hợp nhiều người chuyển nơi thường trú. Tuy nhiên hiện nay, căn cứ theo quy định tại Luật cư trú năm 2020 thì có thể nói, người dân khi có mong muốn chuyển đi nơi khác sẽ không cần phải thực hiện thủ tục chuyển khẩu mà sẽ trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục luật định.
Ví dụ: Ông Đạt có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, nay ông Đạt muốn đến Hưng Yên để mua nhà và sinh sống, ông Đạt sẽ chuyển hộ khẩu đến Hưng Yên.
Bên cạnh đó, nhập hộ khẩu hay còn gọi là thủ tục đăng ký thường trú. Theo đó thì có thể hiểu đây là hoạt động chuyển sang sinh sống tại một địa chỉ mới và đăng ký ghi tên vào hộ khẩu của gia đình tại địa chỉ đó, hoặc tiến hành hoạt động đăng ký hộ khẩu mới tại địa chỉ đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ, là một trong những loại giấy tờ phổ biến được người dân lựa chọn để tiến hành thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp. Tuy nhiên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là loại giấy tờ hợp pháp duy nhất để chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân. Vì thế, người dân có thể thay thế bằng những loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 62/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú, pháp luật có ghi nhận về việc người dân có thể sử dụng các loại giấy tờ và tài liệu sau đây để chứng minh cho chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình, bao gồm:
–
– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
– Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
– Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là
– Giấy tờ có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
– Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Như vậy thì có thể nói, nhập hộ khẩu vào chuyển hộ khẩu người dân không bắt buộc phải có sổ đỏ. Người dân có thể thay thế và sử dụng các loại giấy tờ khác để chứng minh cho chỗ ở hợp pháp theo như phân tích ở trên. Hay nói cách khác, nếu muốn nhập hộ khẩu và chuyển hộ khẩu thì không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bạn chỉ cần chứng minh được mảnh đất đang sinh sống thuộc quyền sở hữu của bạn bằng các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Điều kiện đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật:
Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú, cụ thể như sau:
Thứ nhất, công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
Thứ hai, công dân sẽ được tiến hành hoạt động đăng ký thường trú tại cơ quan có thẩm quyền tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
– Những đối tượng được xác định là người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; những đối tượng được xác định là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ của họ hoặc người giám hộ phù hợp với quy định của pháp luật đồng ý, hoặc không còn cha mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,
Ngoài ra, người dân hiện nay sẽ được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, cho mượn, hoặc cho ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho phép tiến hành hoạt động đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, địa điểm mượn, hoặc tại địa điểm ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
– Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền đó là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn diện tích 08 m2 sàn / người.
Thứ ba, người dân hiện nay sẽ được tiến hành hoạt động đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, được bổ nhiệm, được bầu cử, được suy cử trên thực tế, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
– Được xác định là những người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
– Người được người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc được những người giữ chức vụ trong ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
– Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về khuyết tật, những người được xác định là người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hợp pháp hoặc những người giữ chức vụ trong ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
Thứ tư, những đối tượng được xác định là người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
– Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
– Có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Ngoài ra, việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do cơ quan có thẩm quyền là
3. Những trường hợp người dân không được nhập hộ khẩu, chuyển hộ khẩu:
Theo quy định tại Luật cư trú năm 2020 hiện nay, thì những chủ thể được xác định là công dân sẽ không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở như sau:
– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, địa điểm nằm trong những khu vực cấm xây dựng để đảm bảo an toàn cho sinh hoạt và cư trú, hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, và địa điểm nằm trong những mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, địa điểm nằm trong di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật;
– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép, trái quy định của pháp luật, hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật;
Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cư trú năm 2020;
– Nghị định số 62/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú.