Hành vi nhận hối lộ là một hành vi trái pháp luật khá phổ biến, tuy nhiên không phải mọi trường hợp nhận của cải, vật chất của người khác để thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định cũng là tội nhận hối lộ. Vậy trường hợp nhận tiền hoa hồng từ hợp đồng phải là nhận hối lộ không?
Mục lục bài viết
1. Nhận tiền hoa hồng từ hợp đồng phải là nhận hối lộ không?
Nhận hối lộ là một trong những dạng hành vi tham nhũng, tuy nhiên cũng cần lưu ý không phải mọi trường hợp nhận hối lộ diễn ra trong cuộc sống thường ngày đều là tội nhận hối lộ và chỉ được coi là tội phạm theo quy định trong bộ luật hình sự. Bởi chỉ khi hành vi nhận hối lộ đã thỏa mãn cấu thành tội nhận hối lộ theo quy định của bộ luật hình sự thì mới được xem là tội nhận hối lộ. Như vậy, có nghĩa là chỉ những trường hợp chủ thể có hành vi nhận hối lộ thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội nhận hối lộ đó là có tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt thì mới thuộc trường hợp phạm tội nhận hối lộ.
– Tính nguy hiểm cho xã hội của tội nhận hối lộ không chỉ đơn thuần là hành vi nhận của cải thông thường mà nó phải mang tính chất nguy hiểm cho xã hội có nghĩa là hành vi này gây ra hoặc đe dọa gây ra các thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội đã được pháp luật hình sự bảo vệ, cụ thể trong trường hợp này đó chính là đảm bảo về hoạt động đúng đắn và uy tín của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội và quyền lợi ích hợp pháp của người dân. Hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội đó chính là các hoạt động được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật
– Tính có lỗi của tội nhận hối lộ có thể được hiểu đối với trường hợp này người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội đã bị coi là có lỗi nếu như hành vi đó chính là sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan để có thể tự mình lựa chọn hoặc thực hiện một cách xử sự khác phù hợp hơn với quy định của pháp luật. Đối với tội nhận hối lộ thì người thực hiện hành vi phạm tội đã thể hiện thái độ chủ quan của mình đối với hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi dưới dạng lỗi cố ý trực tiếp. Điều này có nghĩa là về lý trí người phạm tội đã nhận thức được rõ các tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội mà mình gây ra và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Bên cạnh đó về ý chí người phạm tội cũng mong muốn hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra. Cụ thể trong trường hợp này đó là việc nhận hoặc sẽ được nhận trực tiếp hoặc qua trung gian bất kỳ một lợi ích vật chất hoặc phi vật chất nào đó không chính đáng đấy chính là sự tự lựa chọn của người nhận hối lộ.
– Tính trái pháp luật hình sự được thể hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 theo đó chỉ trong trường hợp người phạm tội có hành vi phạm tội được quy định tại Bộ luật Hình sự thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự và theo quy định tại điều 354 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 đã cụ thể hóa về tội nhận hối lộ.
– Tính phải chịu hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 theo đó nếu người có hành vi nhận hối lộ có thể phải chịu các hình phạt bao gồm: là tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình, cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ các tài sản theo quy định.
Như vậy, có thể thấy hành vi nhận tiền hoa hồng từ hợp đồng có thể là hành vi nhận hối lộ nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
2. Cấu thành tội nhận hối lộ theo quy định Bộ luật Hình sự:
2.1. Khách thể
Khách thể của tội nhận hối lộ đó chính là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và làm cho các cơ quan tổ chức này bị suy yếu, mất uy tín. Bởi hầu hết các hành vi nhận hối lộ của những người có chức vụ, quyền hạn chỉ là làm trái các công vụ được giao dẫn tới việc thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức mà cá nhân đó là thành viên, tuy nhiên có một số trường hợp người có chức vụ quyền hạn nhận hối lộ nhưng vẫn làm đúng các chức năng, nhiệm vụ của mình tuy nhiên nó vẫn có thể xâm phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức mà họ là thành viên đồng thời xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan tổ chức này.
Đối tượng tác động của tội phạm chính là hoạt động thực hiện các công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn.
2.2. Chủ thể:
Dấu hiệu về mặt chủ thể là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt giữa tội nhận hối lộ với một số tội phạm xâm phạm vì sự hữu khác hoặc tội phạm khác do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Chủ thể của tội nhận hối lộ phải đảm bảo các điều kiện của chủ thể thường nói là đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đồng thời không thuộc các trường hợp mất năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Bên cạnh đó người phạm tội nhận hối lộ còn có đặc trưng riêng đó là người này bắt buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ quyền hạn được hiểu là người đã được bổ nhiệm, bầu cử, ký hợp đồng hoặc một hình thức khác làm việc trong cơ quan nhà nước có hưởng lương hoặc không hưởng lương và người này được giao trách nhiệm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có một quyền hạn nhất định trong khi thực hiện các công vụ, nhiệm vụ.
Cần lưu ý đối với chủ thể của tội nhận hối lộ có tổ chức thì ngoài những người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội còn có thể có những người không có chức vụ, quyền hạn cũng là chủ thể của tội phạm, tuy nhiên họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức con người thực hay nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ quyền hạn phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là những yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Tuy nhiên người có chức vụ quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ và thực hiện nhiệm vụ của mình. Cần lưu ý người phạm tội nhận hối lộ không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý mà lợi dụng chính chức vụ quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác do người Đưa hối lộ trao cho.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 6 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì chủ thể của tội nhận hối lộ còn là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
2.3. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội nhận hối lộ đó chính là hành vi sử dụng thủ đoạn lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội. Lợi dụng chức vụ đó chính là việc lợi dụng chức danh công tác, chức danh hoặc quyền hạn được giao. Lợi dụng quyền hạn là lợi dụng các quyền năng đã được giao do có chức vụ hoặc do một căn cứ khác. Và nhờ việc có chức vụ, quyền hạn này nên chủ thì mới có khả năng giải quyết được yêu cầu của người khác mong muốn và người có việc đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn cũng về chủ thể đó có khả năng thực hiện được công việc mà họ yêu cầu.
Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ có thể bao gồm hai hành vi: thứ nhất đó là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ để làm hay không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ; thứ hai hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ sau khi đã thực hiện việc làm hay không làm theo thỏa thuận với người đưa hối lộ.
Như vậy, có thể thấy việc nhận hối lộ có thể được thực hiện trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn đã làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. ngoài ra thì hành vi nhận hối lộ còn có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian. Nhận hối lộ trực tiếp chính là việc người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp nhận của hối lộ từ người đưa hối lộ hoặc thông qua người khác. Nhận hối lộ qua trung gian là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn gián tiếp nhận của hối lộ thông qua người khác ví dụ như người môi giới hối lộ.
Hành vi lợi dụng, chức vụ quyền hạn nhận lợi ích vật chất trái pháp luật sẽ chỉ cấu thành tội nhận hối lộ khi giá trị của của hối lộ từ 2.000.000 trở lên. Ngoài ra hành vi này còn có thể cấu thành tội phạm trong trường hợp của hối lộ dưới 2.000.000 đồng tuy nhiên thuộc trong các trường hợp đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này tuy nhiên vẫn tiếp tục vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng tuy chưa được xóa án tích nhưng vẫn tiếp tục có hành vi phạm tội.
Cần lưu ý đối với trường hợp của hối lộ là các lợi ích phi vật chất thì hành vi luôn cấu thành tội phạm mà không tính đến giá trị của của hối lộ.
Hậu quả của tội nhận hối lộ đó chính là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
Ngoài ra, hành vi khách quan của tội nhận hối lộ còn được thể hiện ở hai dạng đó là chủ động nhận hối lộ và thụ động nhận hối lộ.
2.4. Mặt chủ quan:
Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ: Lỗi của người phạm tội đó là lỗi cô ý trực tiếp và động cơ phạm tội đó là vụ lợi.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.