Nhãn hiệu quốc tế là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đặc biết trong vấn đề kinh doanh trên thị trường mua bán hàng hóa. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Nhãn hiệu quốc tế là gì?
Nhãn hiệu là thuật ngữ đã được nhà nước Việt Nam ta chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu cơ bản là căn cứ cụ thể trên những điều kiện, hoàn cảnh cơ bản của quốc gia đó nên định nghĩa về nhãn hiệu cũng có những điểm khác nhau. Việt Nam được biết đến là quốc gia phát triển sau, chính vì vậy mà các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để có thể thông qua đó đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn như sau:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005.
Như vậy, ta có thể hiểu nhãn hiệu quốc tế là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau trên thị trường quốc tế.
Tuy rằng, thực tế có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu quốc tế nói riêng sẽ cần phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà pháp luật các nước chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Ta hiểu về đăng ký nhãn hiệu quốc tế như sau:
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế được hiểu cơ bản chính là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để nhằm mục đích giúp chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam có thể mở rộng phạm vi kinh doanh và thông qua đó tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu của bên thứ 3 tại quốc gia đó.
Cũng cần lưu ý rằng, quyền của nhãn hiệu sẽ được bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ, đăng ký tại quốc gia nào thì sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.
Các lý do cần đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
Như chúng ta đều đã biết, trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt là để nhằm mục đích có thể phục vụ cho việc đẩy mạnh cho việc xuất khẩu.
Việc các chủ thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có những lợi ích cơ bản như sau:
– Lợi ích đầu tiên mà chúng ta có thể nhắc tới đó là doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được độc quyền sử dụng tại quốc gia mình đăng ký, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng có thể tránh được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bởi bất kỳ tổ chức hay bất cứ một cá nhân nào tại nước sở tại.
– Lợi ích tiếp theo là doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có thể tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
– Một lợi ích nữa đó là doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng.
– Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng có thể ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký cụ thể như việc làm giả, làm nhái sản phẩm mang nhãn hiệu.
– Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu quốc tế cũng sẽ có thể hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
Như chúng ta đã biết thì hiện nay, việc đăng ký 1 nhãn hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài là tương đối phức tạp. Cũng chính bởi vì thế, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có thể tư vấn cho chủ sở hữu nên lựa chọn hình thức đăng ký nào trong các hình thức cụ thể được nêu sau đây:
– Chủ sở hữu thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của nước ngoài để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại các nước đó.
– Chủ sở hữu thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid.
– Chủ sở hữu thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế trên thực tế thì cũng sẽ có sự phụ thuộc vào việc các đối tượng là khách hàng sẽ lựa chọn hình thức đăng ký quốc tế nào trong 3 hình thức dã được nêu cụ thể ở phần bên trên. Tuy nhiên, về cơ bản hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần chuẩn bị như sau:
– Thứ nhất: Giấy uỷ quyền theo mẫu của từng quốc gia đăng ký.
– Thứ hai: Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.
– Thứ ba: Tên các nước cần bảo hộ nhãn hiệu.
– Thứ tư: Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid).
– Thứ năm: 01 bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của cơ quan nhận đơn (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid).
– Thứ sáu: Danh mục hàng hóa/dịch vụ xin đăng ký.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
Việc đầu tiên của thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế đó chính là các chủ thể sẽ cần phải lựa chọn quốc gia đăng ký bảo hộ.
Các chủ thể cũng sẽ có thể chọn một hoặc nhiều quốc gia để thực hiện việc đăng ký, tùy thuộc vào thị trường các quốc gia mà các chủ thể muốn hướng đến để nhằm mục đích có thể phát triển dòng sản phẩm mang tên nhãn hiệu của mình.
Việc các chủ thể thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có hai hình thức: Các chủ thể có thể nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
– Hình thức nộp đơn trực tiếp:
Hình thức nộp đơn trực tiếp sẽ được áp dụng cho trường hợp quốc gia mà các chủ thể lựa chọn không phải là thành viên của hệ thống Madrid hoặc là thành viên của hệ thống Madrid nhưng chủ sở hữu muốn nộp đơn trực tiếp.
Khi các chủ thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp, các chủ thể sẽ phải tuân theo quy định pháp luật của từng quốc gia mà bạn lựa chọn (về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thời gian và các yêu cầu cụ thể khác).
– Hình thức nộp đơn qua hệ thống Madrid:
Hình thức nộp đơn qua hệ thống Madrid thì sẽ chỉ nên áp dụng trong trường hợp các chủ thể thực hiện đăng ký cho nhiều quốc gia. Các chủ thể sẽ chỉ cần nộp một đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để nhằm mục đích có thể được bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia, giúp cho các chủ thể có thể tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng các quốc gia này đó là phải cùng là thành viên của hệ thống Madrid (thành viên của Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid).
+ Trong trường hợp nếu quốc gia mà các chủ thể lựa chọn đăng ký là thành viên của Thỏa ước Madrid thì các chủ thể sẽ cần phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến hành đăng ký lên Cơ quan WIPO.
+ Trong trường hợp nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madrid: Không giống như Thỏa ước Madrid, các chủ thể sẽ chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để nhằm mục đích có thể đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc đăng ký nhãn hiệu lên Cơ quan WIPO.
Một số lưu ý về thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế:
Nhằm mục đích để có thể được đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết cần phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại trước khi nhãn hiệu đó làm thủ tục đăng ký theo văn kiện Thỏa ước Madrid.
Một lưu ý nữa cũng rất quan trọng đó là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005.