Hiện nay, theo quy trình tố tụng hình sự, cơ quan công an có quyền triệu tập người dân lên làm việc. Vậy nếu như người dân nhận được điện thoại triệu tập của công an, nên xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định quyền triệu tập của cơ quan công an :
Căn cứ tại điểm d Khoản 1 Điều 37
– Quyền triệu tập và hỏi cung bị can.
– Quyền triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự.
2. Nhận được điện thoại triệu tập của công an, nên xử lý thế nào?
Căn cứ quy định tại mục 1.4
– Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.
Do vậy, theo quy định như trên, việc Điều tra viên triệu tập người dân lên làm việc phải thông qua giấy triệu tập hoặc giấy mời. Nếu Điều tra viên triệu tập thông qua gọi điện thoại, tin nhắn hay nhắn nhủ qua người khác là hành vi phạm pháp luật.
Vì lý lẽ trên, khi nhận được cuộc gọi điện thoại triệu tập của công an, người dân sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ đến trụ sở công an làm việc.
Thực tế hiện nay, xảy ra rất nhiều cuộc gọi điện lừa đảo. Bọn lừa đảo mạo danh là cơ quan điều tra tại huyện nào đó, gọi điện cho người dân nói rằng người dân đang liên quan đến một vụ án, muốn được giải quyết hỗ trợ thì phải chuyển tiền cho họ. Nhiều người dân do tâm lý hoảng sợ đã tin và chuyển tiền cho kẻ mạo danh lừa đảo đó. Vì vậy, người dân cũng cần tỉnh táo nhận thức đúng sai và nắm rõ quy định của pháp luật để tránh mình bị lừa.
3. Quy định về giấy triệu tập:
Theo Thông tư số 01/2006/TT-BCA, giấy triệu tập được coi là biểu mẫu tố tụng hình sự được dùng trong hoạt động tố tụng hình sự.
Chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng giấy triệu tập đó.
Khi sử dụng giấy triệu tập phải bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng trình tự, thủ tục được quy định trong
Giấy triệu tập áp dụng cho các đối tượng nào:
Theo quy định của
– Bị can: là cá nhân hoặc pháp nhân bị khởi tố hình sự, phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Bị cáo: là cá nhân hoặc pháp nhân đã bị Tòa quyết định đưa ra xét xử, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra, quy định tại điểm 1 Khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Nguyên đơn dân sự: là cá nhân hoặc các cơ quan, đơn vị, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra, những đối tượng trên phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Người làm chứng: là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng, quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Bên cạnh đó, những đối tượng gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người chứng kiến, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 65, 67, 68, 69, 70 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
4. Quy trình gửi giấy triệu tập đến cho người dân:
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, giấy triệu tập gửi đến cho các đối tượng cũng sẽ phải đảm bảo tuân thủ theo trình tự:
– Đối với bị can:
+ Cơ quan có thẩm quyền phải gửi giấy triệu tập cho chính quyền xã, phương, thị trấn nơi cư trú của bị can hoặc nơi làm việc, học tập. Sau đó, cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập sẽ có trách nhiệm chuyển giấy triệu tập cho bị can.
+ Nội dung giấy triệu tập: họ và tên; địa chỉ nơi ở; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt; gặp những ai và sẽ phải chịu trách nhiệm về việc vắng mặt khi không có lý do chính đáng.
+ Bị can phải ký nhận cũng như ghi đầy đủ giờ, ngày, tháng nhận được giấy triệu tập.
– Đối với người làm chứng:
+ Nội dung giấy triệu tập bao gồm: Họ và tên của người làm chứng; địa chỉ nơi ở; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; nêu lý do, mục đích triệu tập là gì; thời gian làm việc và đến gặp ai.
+ Giấy triệu tập sẽ được giao cho người làm chứng. Nếu không giao trực tiếp được thì sẽ giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc, học tập.
+ Trường hợp người làm chứng chưa đủ 18 tuổi thì sẽ phải giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của người dưới 18 tuổi.
– Đối với trường hợp triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
+ Nội dung giấy triệu tập phải thể hiện rõ các nội dung họ và tên; địa chỉ nhà ở; địa chỉ làm việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai; nêu rõ được trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
+ Giấy triệu tập sẽ phải gửi trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc nếu không gửi trực tiếp được thì gửi cho pháp nhân nơi người đó đang làm việc. Trường hợp khác, người có thẩm quyền có thể gửi giấy triệu tập cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Sau đó, tổ chức hay cơ quan nhận được giấy triệu tập sẽ có trách nhiệm chuyển giấy triệu cho người được triệu tập.
+ Khi người đại diện theo pháp luật nhận được giấy triệu tập thì phải ghi rõ ngày tháng năm nhận và ký nhận.
5. Mẫu giấy triệu tập của cơ quan điều tra:
Mẫu giấy triệu tập của cơ quan điều tra là mẫu số 211 được ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự:
GIẤY TRIỆU TẬP (Lần thứ ………………) Cơ quan…………………… yêu cầu……………………… Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): ……………………………… Nơi tạm trú: ……………… Nơi ở hiện nay:……………………. Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm……………….. có mặt tại …………………….. để ……………………… và gặp …………………….
|
GIẤY TRIỆU TẬP (Lần thứ ………………) Cơ quan……………….. yêu cầu…………………….. Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): ……………………… Nơi tạm trú: ………………………… Nơi ở hiện nay:……………………… Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm………………….. có mặt tại……………………….
để……………………….
Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và gặp………………………………
Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự. |
Kính gửi: …………………………………………
Cơ quan………………………….. Đề nghị…………………………….. chuyển Giấy triệu tập lần thứ…………………..số ………….. ngày …… tháng …… năm……………… của ……………………………..
cho………………………….. Yêu cầu …………………………… ký nhận và chuyển lại cho…………………………
|
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.