Nhận định khái quát về hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, từ đó đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
– Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi ở Việt nam có một phần nguồn gốc từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước kia. Hành vi này được đánh giá tích cực như là một sự hợp tác, bảo vệ quyền lợi cho một nhóm doanh nghiệp nào đó,
– Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi xuất hiện tương đối nhiều ở Việt nam và không bị pháp luật điều chỉnh (cho đến khi
– Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh đôi khi cũng bị điều chỉnh bởi một quy định pháp luật khác (ví dụ: quy định pháp luật liên quan đến quản lý giá, quản lý hiệp hội),
– Khác với hầu hết các quốc gia, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh nhiều khi còn được sự bảo trợ của cơ quan nhà nước, trong khi đó người tiêu dùng lại không có một tổ chức đủ mạnh để chống lại sự lạm dụng vị thế của những hiệp hội ngành nghề này,
– Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt nam xuất hiện theo cả 2 hình thức: thoả thuận theo chiều ngang và thoả thuận theo chiều dọc,
– Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt nam không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại, lãng phí cho nguồn lực của Nhà nước, đặc biệt trong đấu thầu xây dựng cơ bản, trong mua sắm trang thiết bị công,
– Cuối cùng, tác động những hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh đang dần được nhìn nhận và đánh giá một cách xác đáng ở Việt nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Do đó pháp luật cần quy định thêm các yếu tố như:
– Cần phải có sự phân biệt TTHCCT theo chiều ngang và TTHCCT theo chiều dọc. Xét về phương diện phân tích kinh tế, các TTHCCT theo chiều ngang thường có mức độ gây thiệt hại nhiều hơn đến môi trường cạnh tranh so với TTHCCT theo chiều dọc. Do đó yêu cầu về kiểm soát và can thiệp vào các thỏa thuận theo chiều ngang đì hỏi phải cao hơn và nghiêm khắc hơn
– Quy định bổ sung căn cứ để xác định TTHCCT thuộc diện bị cấm. Về lí luận cũng như thực tiến không nên coi thị phần là căn cứ duy nhất để kết luận một TTHCCT là hợp pháp hay bất hợp pháp như hiện nay. Theo điều 5, luật cạnh tranh thì thị phần của doanh nghiệp đối với 1 loại hàng hóa , dịch vụ nhất định là tỉ lệ % giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỉ lệ % giữa số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Trong khi thông thường 1 doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau cho nên cùng một lúc doanh nghiệp đó cũng tham gia vào nhiều thị trường liên quan khác nhau và trong tố tụng cạnh tranh, 1 vụ việc chỉ được xem xét trong 1 thị trường liên quan. Bởi vậy mà cần phải cân nhắc 1 số yếu tố khác để làm tiêu chí cơ bản nhằm làm căn cứ đánh giá TTHCCT:
+ Tiêu chí giá cả hàng hóa dịch vụ, hầu hết các TTHCCT dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến yếu tố giá cae, do đó pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới thường coi tiêu chí giá cả là tiêu chí quan trọng để đánh giá các dạng TTHCCT
+ Tiêu chí sản lượng, khối lượng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đây được coi là tiêu chí khá quan trọng để đánh gia mức độ HCCT của các thỏa thuận
+ Ngoài ra cũng cần phải căn cứ vào một số tiêu chí khác như: số lượng đơn chào hàng, đặt hàng; số lượng các thương nhân tham gia thị trường, số lượng các thương nhân tham gia thỏa thuận; phương thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cho người tiêu dùng