Nhà xây xong bao lâu mới được cấp Sổ đỏ phụ thuộc một phần vào yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ của chủ sở hữu. Theo đó, nếu nhà xây xong mà có đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu nhưng không có yêu cầu sẽ không được cấp sổ.
Mục lục bài viết
1. Nhà xây xong bao nhiêu lâu thì người dân được cấp sổ đỏ?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền sở hữu nhà ở được đăng ký theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở thay vì bắt buộc đăng ký như quyền sử dụng đất. Cụ thể là tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 có quy định rõ ràng rằng đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Như vậy, từ quy định này có thể hiểu rằng nhà xây xong bao lâu mới được cấp Sổ đỏ phụ thuộc một phần vào yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ của chủ sở hữu hay nói cách khác thì thời gian nhà ở được cấp sổ đỏ, tức là đăng ký bổ sung nhà ở vào trang 2 giấy chứng nhận sau khi xây dựng phụ thuộc vào nhu cầu, thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị đăng ký bổ sung nhà ở vào Sổ đỏ. Theo đó, nếu nhà xây xong mà có đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu nhưng không có yêu cầu sẽ không được cấp sổ.
Về thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung nhà ở vào Sổ đỏ thì theo quy định tại khoản 40 Điều 2
Tóm lại, sau khoảng thời gian 15 làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp sổ đỏ cho nhà ở
2. Trình tự thủ tục cấp sổ đỏ cho nhà mới xây xong:
2.1 Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Sổ đỏ cho nhà mới xây xong:
Để thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ cho nhà mới xây thì người yêu cần cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo mẫu;
– Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định;
– Giấy chứng nhận đã cấp;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ cho nhà ở theo các bước sau đây:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở nếu có nhu cầu. Hoặc địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện để chuyển cho Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Nếu địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho nhà ở thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trao giấy hẹn cho người nộp hồ sơ trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Trường hợp nếu hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho nhà mới xây đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc xác minh thực địa, thẩm tra hồ sơ và bổ sung nhà vào trang 2 của giấy chứng nhận
Trường hợp nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ khi cơ quan có thẩm quyền trả hồ sơ thì phải trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Nếu từ chối hồ sơ phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.
Bước 4. Trả kết quả
Người đề nghị cấp sổ đỏ cho nhà ở mới xây đến nhận kết quả là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo giấy hẹn trả kết quả ban đầu đã được nhận. Thông thường là sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
2.2. Khi bị cấp sổ đỏ chậm thì phải làm gì?
Trên thực tế, việc cấp sổ đỏ cho nhà ở sẽ có những trường hợp bị chậm hơn so với thời gian mà pháp luật đã quy định là 15 ngày. Việc chậm trễ này có thể do nhiều nguyên nhân như là hồ sơ phức tạp, sự chậm trễ của cơ quan chính quyền… Vậy, khi bị cấp sổ đỏ chậm hơn so với thời gian pháp luật quy định thì người đề nghị cấp sổ đỏ có thể làm gì?
Theo đó, để giải quyết trong trường hợp này thì người bị chậm cấp sổ đỏ đó có thể thực hiện thủ tục khiếu nại cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ. Cụ thể là căn cứ theo quy định của Điều 7 Luật Khiếu nại 2021, nếu có cơ sở để nghi ngờ quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm ngay đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. hành chính. khiếu nại lần đầu đối với người ra quyết định hành chính, người thực hiện hành vi hành chính.
Như vậy, có thể hiểu rằng nếu không được cấp sổ đỏ đúng thời hạn thì người dân có quyền khiếu nại chính việc cấp sổ đỏ lên người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, người dân có thể khiếu nại thông qua
Khiếu nại là quyền của mỗi công dân, do đó khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm. Cụ thể là có căn cứ cho rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cấp sổ đỏ chậm so với thời gian pháp luật ấn định thì người dân có thể thực hiện việc khiếu nại để được cơ quan nhà nước giải quyết.
3. Cách ghi thông tin về nhà ở trên sổ đỏ:
Như chúng ta đã biết thì thông tin về nhà ở riêng lẻ khi đăng ký quyền sở hữu được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Cụ thể các thông tin về nhà ở được thể hiện tại trang 2 bao gồm:
Một là, thông tin về loại nhà ở: Phần thông tin này thì được ghi loại nhà ở cụ thể theo quy định của pháp luật về nhà ở.Ví dụ: “Nhà ở riêng lẻ”;
Hai là, thông tin về diện tích xây dựng: Theo đó, tại phần mục này sẽ ghi các thông tin về diện tích mặt bằng chiếm đất của nhà ở tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà, bằng số Ả Rập, theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Ví dụ: 95.5m2.
Ba là, thông tin về diện tích sàn: Theo dó, các thông tin này được ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với nhà ở một tầng thì ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nhà đó. Đối với nhà ở nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.
Bốn là, thông tin về hình thức sở hữu: Cụ thể phần thông tin này cần ghi rõ như là “Sở hữu riêng” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của một chủ; ghi “Sở hữu chung” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp nhà ở có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.
Năm là, thông tin về Cấp (hạng) nhà ở: Ví dụ: Cấp IV.
Sau là, thông tin về thời hạn được sở hữu: Theo đó, nếu mua nhà ở có thời hạn thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở. Còn nếu được sở hữu nhà ở trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn. Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-“.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: