Nhà văn hóa thôn là nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn. Tuy nhiên một số trường hợp lại bị cho thuê để sử dụng với mục đích khác. Vậy nhà văn hóa không sử dụng hết có được cho thuê hay không?
Mục lục bài viết
1. Nhà văn hóa không sử dụng hết có được cho thuê hay không?
Chào Luật sư, tôi muốn hỏi Luật sư như sau: Gần đây tại nhà văn hóa xóm Yên Định đang diễn ra việc trưởng thôn cho thuê để tổ chức đám cưới, và một số nơi còn về để thực hiện kinh doanh ngắn hạn tại nhà văn hóa. Như vậy, trưởng thôn có được cho thuê nhà văn hoá hay không. Rất mong được Luật sư giải đáp.
Chào bạn, chúng tôi gửi tới bạn câu trả lời như sau:
Nhà văn hóa đó là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đây cũng là nơi được dùng để tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.
Căn cứ theo quy định Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL, Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn thuộc hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở của cả nước; do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện; Trưởng thôn trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp trên.
Theo Điều 2 Thông tư
- Góp phần nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.
- Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.
Có thể thấy, những chức năng của Nhà văn hóa được nêu trên không bao gồm chức năng kinh doanh. Chính vì thế, việc tiến hành kết hợp cho thuê mặt bằng trong Nhà văn hóa để làm đám cưới là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
Tổng kết lại, Nhà văn hóa là nơi được dùng để phục vụ cho những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong địa bàn. Vậy nên việc cho thuê Nhà Văn hóa để làm địa điểm tổ chức đám cưới là hành vi sử dụng sai chức năng của nó.
2. Nhiệm vụ của nhà văn hoá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định về những nhiệm vụ của Nhà văn hóa như sau:
- Lập kế hoạch hoạt động: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho Nhà văn hóa và sau đó trình kế hoạch cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Tuyên truyền và cổ động: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn. Sử dụng các hình thức đa dạng như: hội thảo, triển lãm, biểu diễn văn nghệ, phát thanh, truyền hình,…
- Phát triển văn hóa, thể thao và giải trí:
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng.
+ Phối hợp tổ chức các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao. Duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích.
+ Phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao.
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.
- Nâng cao dân trí và cung cấp dịch vụ: Tổ chức các chương trình, lớp học nâng cao dân trí. Tiếp nhận thông tin và cung cấp dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn thôn.
- Xây dựng gia đình văn hóa và nông thôn mới: Tham gia các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa. Phối hợp xây dựng nông thôn mới.
- Quản lý cơ sở vật chất: Xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà văn hóa. Đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động. Đồng thời quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình.
- Hỗ trợ hội họp: Tổ chức các cuộc hội họp của thôn và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cuộc họp.
- Thực hiện nhiệm vụ khác: do lãnh đạo địa phương giao.
3. Ai chịu trách nhiệm khi cho thuê nhà văn hóa?
Mặc dù được đầu tư vốn để xây dựng làm nơi sinh hoạt công cộng, văn hóa, thể thao của thôn nhưng một số nhà văn hóa hiện nay lại đang được coi là “miếng thịt ngon” để cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp thuê vào mục đích của mình như tổ chức sự kiện, xưởng sản xuất, nhà ở,….
Hơn ai hết, người dân xung quanh sẽ cảm nhận rõ nhất sự “bất tiện” đối với thực trạng này. Mỗi lần tại đây tổ chức đám cưới, sự kiện thì những hộ dân xung quanh lại phải chịu cảnh ô nhiễm tiếng ồn và tình trạng kẹt xe, tắc đường. Bởi vậy nên nhiều người băn khoăn rằng, việc cho thuê nhà văn hóa thôn để kinh doanh liệu có phải là hành vi sai phạm không? Trường hợp xấu có thể xảy ra tình trạng cháy nổ, tai nạn hoặc nhiều sự cố khác trong quá trình kinh doanh tại đây thì ai hay đơn vị nào sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm?
Về vấn đề này, nhận định “nhà văn hóa là do cộng đồng dân cư, làng xóm quản lý, sử dụng vào mục đích chung trên tinh thần đảm bảo lợi ích của cả khu vực dân cư đó. Vì thế nên việc nhà văn hóa thôn sử dụng làm nơi kinh doanh, tổ chức tiệc cưới, bãi gửi xe là hoàn toàn trái quy định pháp luật”.
Nhắc lại căn cứ tại Điều 2, Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ của nhà văn hóa:
- Góp phần tuyên truyền và phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.
- Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì khẳng định việc nhà văn hóa thôn được sử dụng làm nơi kinh doanh, tổ chức tiệc cưới, bãi gửi xe là không đúng mục đích, công năng sử dụng của nhà văn hóa, không đúng với chủ trương, quy định của Nhà nước. Dó đó, vụ việc này cần phải xem xét ai là người đứng ra cho thuê, tiền thuê ai sử dụng và sử dụng vào mục đích gì? Nếu như việc thu tiền thuê nhằm mục đích thu lợi cá nhân với số lượng lớn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan nhà nước cấp trên, trực tiếp là UBND xã sẽ phải buộc các cơ sở kinh doanh này di dời và khôi phục lại tình trạng, công năng sử dụng cho nhà văn hóa theo đúng quy định.
Vậy nếu trong quá trình thuê nhà văn hóa để kinh doanh, người dân để xảy ra sự cố như cháy nổ, tai nạn… thì đơn vị nào phải chịu trách nhiệm? Thì theo quan điểm của chúng tôi trong trường hợp xảy ra cháy nổ, gây tổn hại sức khỏe, tính mạng người khác thì trực tiếp người đang quản lý bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm về từng hành vi cụ thể. Tùy mức độ của từng sự việc, lãnh đạo thôn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.
THAM KHẢO THÊM: