Trên thực tế hiện nay, đa phần chúng ta đều quen thuộc với nhà thầu chính, những đơn vị trực tiếp điều phối công trình. Bên cạnh đó, nhà thầu phụ là những nhà thầu tham gia vào quá trình thực hiện gói thầu theo hợp đồng mà họ đã ký kết với các nhà thầu chính. Vậy nhà thầu phụ xuất hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhà thầu phụ xuất hóa đơn GTGT như thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4
Đồng thời, nhà thầu chính là các nhà thầu chịu trách nhiệm trực tiếp tham gia dự thầu, nhà thầu chính đứng tên dự thầu và trực tiếp ký kết, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là các nhà thầu độc lập hoặc thành viên của các nhà thầu liên doanh, còn nhà thầu phụ là các nhà thầu tham gia vào quá trình thực hiện gói thầu dựa trên cơ sở ký hợp đồng với các nhà thầu chính. Nhà thầu chính và nhà thầu phụ trong một dự án đầu tư là hai chủ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở hợp đồng. Loại hợp đồng này còn được gọi là hợp đồng thầu phụ.
Nhiều người đặt ra câu hỏi về việc, nhà thầu phụ xuất hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào. Để trả lời được câu hỏi đó thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề xuất hóa đơn cho các nhà thầu. Căn cứ theo quy định tại
– Chỉ được ký kết hợp đồng thu phụ theo đúng năng lực nghề nghiệp và năng lực hoạt động của các nhà thầu phụ. Phải
– Nhà thầu nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vai trò là các nhà thầu chính bắt buộc phải sử dụng các nhà thầu phụ trong nước đắp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gói thầu, đồng thời chỉ được ký kết hợp đồng thu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi nhận thấy các nhà thầu phụ trong nước không thể đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu của gói thầu đó. Đối với các loại vật tư và trang thiết bị tạm nhập tái xuất bắt buộc phải thể hiện cụ thể trong hợp đồng thầu phụ theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các loại vật tư thiết bị trong nước đắp ứng đầy đủ yêu cầu của gói thầu;
– Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thu phụ kèm theo hợp đồng thì bắt buộc phải được chủ đầu tư chấp nhận và đồng ý;
– Nhà thầu phụ bắt buộc phải chịu trách nhiệm trước các chủ đầu tư về tiến độ công trình, chất lượng công trình, mức độ an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, chịu trách nhiệm về sai sót của mình vào các công việc có liên quan do các nhà thầu phụ thực hiện;
– Nhà thầu chính không được phép giao lại toàn bộ công việc của mình theo hợp đồng cho các nhà thầu phụ khác thực hiện.
Theo đó thì có thể nói, trường học các nhà thầu phụ ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm với các nhà thầu chính, thì bạn vẫn tóc nhà thầu phụ cần phải thực hiện thủ tục xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho các nhà thầu chính theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn xuất hóa đơn GTGT cho nhà thầu phụ:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng, có quy định cụ thể về vấn đề lập hóa đơn, nguyên tắc lập hóa đơn cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Theo đó:
– Người bán bắt buộc phải lập hóa đơn trong quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó bao gồm cả trường hợp hàng hóa và dịch vụ sử dụng để khuyến mại, sử dụng để quảng cáo, để làm hàng mẫu, hàng hóa và dịch vụ dung để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, ngoại trừ trường hợp các loại hàng hóa luân chuyển nội bộ hoặc các loại hàng hóa tiêu dùng nội bộ nhằm tiếp tục phục vụ cho quá trình sản xuất;
– Nội dung trên hóa đơn bắt buộc phải đúng với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không được phép thực hiện hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa, bắt buộc phải sử dụng màu mực và loại mực không phai trong quá trình xuất hóa đơn, không được sử dụng màu mực đỏ, chữ số và chữ viết trên hóa đơn bắt buộc phải được thể hiện liên tục, không có sự ngắt quãng, không được viết hoặc đè lên chữ in sẵn, gạch chéo vào phần còn trống. Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in bởi các cơ sở in ấn được lập bằng máy tính nếu có phần trống trên hóa đơn đó thì cũng không được gạch chéo.
Theo đó thì có thể nói, về nguyên tắc thì người bán khi mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ cần phải lập hóa đơn cho người mua. Đồng nghĩa với việc, về nguyên tắc thì trong trường hợp các nhà thầu vụ ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm với các nhà thầu chính thì các nhà thầu vụ cũng cần phải có nghĩa vụ xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho các nhà thầu chính theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không có thoả thuận khác, thì việc thanh toán đương nhiên sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật và thực hiện theo hợp đồng thầu phụ đã ký kết ban đầu. Để được thanh toán, nhà thầu phụ cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho các nhà thầu chính hoặc cho tổng thu để các nhà thầu chính/tổng thầu đưa ra đề xuất chủ đầu tư thanh toán, khi đó chủ đầu tư sẽ thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu phụ.
3. Quản lý nhà thầu phụ được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 132 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, có quy định cụ thể về vấn đề quản lý thầu phụ. Theo đó:
– Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ ghi nhận và liệt kê trên hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hoặc ký kết với các nhà thầu phụ được chủ đầu tư chấp nhận để có thể trực tiếp tham gia thực hiện công việc xây lắp, công việc tư vấn, phí tư vấn, dịch vụ có liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không đương nhiên làm thay đổi các quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà thầu. Nhà thầu bắt buộc phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ về khối lượng, chất lượng, tiến độ công trình, các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
– Việc thay thế nhà thầu phụ, bổ sung nhà thầu phụ, thay đổi nội dung thầu phụ được nêu trong hồ sơ dự thầu, nêu trong Hồ sơ đề xuất sẽ chỉ được thực hiện khi các Chủ đầu tư, các tư vấn giám sát chấp nhận, đồng thời không được phép vượt quá tối đa giá trị công việc dành cho các nhà thầu phụ ghi nhận trong hợp đồng, việc sử dụng các nhà thầu vụ bắt buộc phải phù hợp với nhu cầu của các nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu phụ cần phải đắp ứng được đầy đủ điều kiện về năng lực chuyên môn kinh nghiệm theo yêu cầu của các nhà thầu;
– Nhà thầu còn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu vụ, sử dụng các nhà thầu phụ có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm đã ứng đầy đủ yêu cầu để có thể thực hiện các công việc được giao. Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt để thực hiện công việc quan trọng trong gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và đánh giá kinh nghiệm của các nhà thầu phụ đặc biệt trong trường hợp này bắt buộc phải được thực hiện theo quy định nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Khi sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, nhà thầu không bắt buộc phải đắp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm đối với phần công việc giao cho các nhà thầu phụ đặc biệt;
– Nhà thầu có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, thanh toán đúng tiến độ cho các nhà thầu phụ theo sự thỏa thuận của các bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết ;
– Luật Đấu thầu 2023;
– Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng;
– Thông tư 173/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư
THAM KHẢO THÊM: