Bản vẽ hoàn công là bản vẽ đối với những công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh, trong đó thể hiện rõ kích thước, chất liệu, vị trí, thiết bị sử dụng thực tế trong công trình xây dựng đó, là cơ sở để nghiệm thu công trình. Vậy nhà thầu không lập bản vẽ hoàn công có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Nhà thầu không lập bản vẽ hoàn công có bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định thi công xây dựng công trình. Theo đó:
(1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Không hoàn trả mặt bằng, không tự di chuyển các loại trang thiết bị vật tư, máy móc, tài sản khác của nhà thầu ra khỏi công trường thi công công trình xây dựng sau khi công trình xây dựng đó đã được nghiệm thu, bàn giao trên thực tế, ngoại trừ trường hợp trong hợp đồng các bên có thỏa thuận khác;
-
Không có nhật ký thi công công trình xây dựng, hoặc nhật ký thi công công trình xây dựng độc lập không đúng quy định của pháp luật;
-
Không chấp nhận mặt bằng xây dựng, không quản lý mặt bằng xây dựng, không bảo quản mốc định vị trong quá trình xây dựng, không bảo quản bốc dỡ công trình xây dựng, không thực hiện chế độ quản lý công trường theo quy định của pháp luật;
-
Sử dụng chi phí về an toàn lao động trái quy định pháp luật;
-
Không báo cáo với các chủ đầu tư về tiến độ thi công, chất lượng thi công, khối lượng thi công, an toàn vệ sinh lao động, môi trường trong quá trình thi công công trình xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
-
Không tổ chức lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ quản lý thi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; hoặc lập hồ sơ quản lý thi công xây dựng không phù hợp với thời gian thi công trên thực tế tại công trường.
(2) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không trình lên chủ đầu tư chấp thuận một trong các nội dung cơ bản sau đây:
-
Kế hoạch tổ chức kỷ niệm công trình, kiểm tra công trình, thử nghiệm, kiểm định, chạy thử quan trắc học, đo đạc các thông số kĩ thuật của công trình xây dựng theo yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kĩ thuật;
-
Biện pháp kiểm tra thi công, kiểm soát chất lượng vật liệu thi công, sản phẩm thi công, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình xây dựng, biện pháp thi công;
-
Tiến độ thi công công trình xây dựng;
-
Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu việc xây dựng công trình, nghiệm thu các giai đoạn trong quá trình xây dựng công trình hoặc từng hạng mục xây dựng công trình, nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và nghiệm thu toàn bộ công trình xây dựng.
(3) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Không lập bản vẽ hoàn công theo quy định của pháp luật;
-
Không xác định vùng nguy hiểm trong quá trình thi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
-
Không bố trí nguồn nhân lực, không bố trí thiết bị thi công công trình xây dựng theo hợp đồng xây dựng và theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
-
Không tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra, thử nghiệm vật liệu, kiểm định, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, trang thiết bị công trình xây dựng, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và trong khi xây dựng công trình theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và theo quy định của hợp đồng xây dựng;
-
Sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực để thực hiện các công tác thí nghiệm có liên quan, không trực tiếp thực hiện công tác thí nghiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì các nhà thầu không lập bản vẽ hoàn công có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp nhà thầu là tổ chức, hoặc từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp nhà thầu là cá nhân.
Đồng thời, nhà thầu có hành vi vi phạm còn bị bắt buộc lập bản vẽ hoàn công theo quy định của pháp luật đối với các công trình đang thi công xây dựng.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu không lập bản vẽ hoàn công?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu không lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kĩ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, hoạt động quản lý và phát triển nhà ở.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu có hành vi không lập bản vẽ hoàn công là 02 năm kể từ khi phát hiện ra hành vi vi phạm.
3. Nhà thầu có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công trong thi công xây dựng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP, có quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình xây dựng. Bao gồm một số trách nhiệm, nghĩa vụ như sau:
-
Tiếp nhận mặt bằng xây dựng, quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị trong quá trình xây dựng, bảo quản mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định của pháp luật;
-
Lập, thông báo cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan về hệ thống quản lý thi công công trình xây dựng của các nhà thầu;
-
Các nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm tra công tác thi công công trình xây dựng đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;
-
Thực hiện thủ tục quan trắc công trình theo thiết kế thi công công trình xây dựng, thực hiện thí nghiệm có liên quan, kiểm tra chạy thử động cơ theo kế hoạch trước khi đưa ra đề nghị nghiệm thu công trình;
-
Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong quá trình thi công công trình xây dựng đúng mục đích;
-
Lập nhật ký thi công công trình xây dựng, lập bản vẽ hoàn công căn cứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
-
Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu căn cứ theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
-
Báo cáo chủ đầu tư và tiết độ thực hiện dự án, chất lượng công trình, khối lượng công trình, an toàn vệ sinh lao động, môi trường trong quá trình thi công công trình xây dựng theo hợp đồng xây dựng, và theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; hoặc thực hiện nghĩa vụ báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các chủ đầu tư;
-
Hoàn trả mặt bằng, di chuyển các trang thiết bị máy móc, vật tư, vật liệu, tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình xây dựng đó đã được nghiệm thu, bàn giao trên thực tế, ngoại trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác của các bên trong hợp đồng xây dựng;
-
Tổ chức lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện;
-
Và một số trách nhiệm khác của nhà thầu thi công xây dựng theo Điều 13 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì các nhà thầu thi công xây dựng cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ lập bản vẽ hoàn công trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Nhà thầu có hành vi không lập bản vẽ hoàn công sẽ bị xử phạt theo Điều 33 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: