Phát triển nhà ở công vụ là một trong những các trường hợp phát triển nhà ở và trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án mà pháp luật đã quy định. Đối với những loại hình nhà ở khác nhau thì sẽ có những công dụng, mục đích, có kế hoạch phát triển nhà ở khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Nhà ở công vụ là gì?
(2) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên.
(3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang.
(4) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
(5) Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
(6) Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
(7) Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Với bảy đối tượng trên thì là những đối tượng được pháp luật quy định thuộc trong những đối tượng được thuê nhà ở công vụ. Đây đều là những chủ thể đều đang trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác, là những cán bộ, công nhân viên, công chức, viên chức nhà nước đang công tác phục vụ theo quy định của pháp luật. Họ đều là những người có những công sức to lớn trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước nên việc quy định về việc họ thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ là vô cùng hợp lý.
2. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ:
Theo quy định của pháp luật, nhà ở công vụ là hình thức nhà ở mà những đối tượng thuộc diện thuê nhà ở công vụ sẽ được thuê theo quy định của pháp luật. Theo đó, về hình thức đầu tư xây dựng nhà ở công vụ luôn được chú trọng cùng với kế hoạch phát triển nhà ở công vụ. Việc đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do nhà nước trực tiếp đầu tư bằng vốn ngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ. Tuy nhiên, kế hoạch phát triển nhà ở công vụ và việc bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ sẽ phải được căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà ở công vụ, dự án đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, theo quy định của pháp luật về ngân sách và đầu tư công.
– Về kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo đó, nội dung của kế hoạch phát triển nhà ở công vụ bao gồm những việc như sau: (1) việc xác định loại và số lượng nhà ở (nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư), (2) tổng diện tích sử dụng nhà ở, (3) địa điểm xây dựng và diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc số lượng, loại nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ;(4) nguồn vốn, phương thức huy động vốn để đầu tư xây dựng hoặc mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ; phân kỳ đầu tư hàng năm và 05 năm và dự kiến tiến độ thực hiện kế hoạch; xác định trách nhiệm của các cơ quan chủ trì lập kế hoạch và cơ quan phối hợp.
– Trình tự, thủ tục thẩm định kế hoạch phát triển nhà ở công vụ: Các cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật có trách nhiệm xác định nhu cầu nhà ở công vụ theo biểu mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn và gửi Bộ Xây dựng thẩm định theo quy định của pháp luật. Sau khi thẩm định nhu cầu nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương, Bộ Xây dựng thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
– Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lập kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của đơn vị mình đó là: Bộ quốc phòng, Bộ công an. Sau đó, Bộ quốc phòng, Bộ công an sẽ gửi ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kế hoạch.
3. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ:
– Về trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ, theo đó, tuỳ từng trường hợp khác nhau mà có trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ khác nhau:
+ Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê (trừ đối tượng khác theo quy định của pháp luật).
+ Thời hạn tiến hành: trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt để cho các đối tượng được quy định theo quy định của pháp luật.
+ Thời hạn: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư.
+ Nếu thuộc trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án thì cơ quan quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định lựa chọn chủ đầu tư là Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Thời hạn: tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được
– Về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ: dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật. Theo đó, đối với những dự án khác nhau thì sẽ có những trình tự về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và chủ thể thẩm định, phê duyệt khác nhau theo quy định của pháp luật.
+ Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thì thực hiện phê duyệt theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức, lập, thẩm định và lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đối với dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt dự án theo quy định.
– Quy định về đất xây dựng nhà ở công vụ: theo đó, về diện tích để xây dựng nhà ở công vụ thì sẽ được xác định tuỳ vào từng trường hợp cụ thể đã dược pháp luật quy định, diện tích đất xây dựng nhà ở công vụ được xác định cụ thể trong quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
– Cơ quan có thẩm quyền xác định diện tích nhà ở để xây dựng nhà ở công vụ trên địa bàn đối với nhà ở công vụ của cơ quan trung ương: Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định diện tích đất xây dựng nhà ở công vụ, theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ theo yêu cầu của Bộ Xây dựng.
– Cơ quan có thẩm quyền xác định diện tích nhà ở để xây dựng nhà ở công vụ ở địa phương: y ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ khi lập, phê duyệt quy hoạch quy định theo quy định của pháp luật.