Nhà hàng xóm nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường phải làm thế nào? Quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường?
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Hiện nay việc phát triển kinh tế triển kinh tế trang trại hộ gia đình mang lại thu nhập ổn định cho hộ gia đình, cá nhân nhưng kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường từ nguồn chất thải, nước thải gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh.
Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề trên và các chế tài xử phạt nhắm xử lý, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình
– Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Xử lý hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường:
Theo quy định tại điều 69 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp thì khi thực hiện chăn nuôi sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
– Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
– Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
– Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Như vậy, trong quá trình thực hiện việc chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trong khu dân cư thì các hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu trên. Nếu việc thực hiện chăn nuôi không đảm bảo, gây ô nhiễm, bốc mùi ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh thì tùy vào mức độ có thể bị xử lý như sau:
– Nếu trong trường hợp hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì căn cứ vào khoản 1 điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt là:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư”
Và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các
Thẩm quyền giải quyết văn cứ vào Khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt là Trưởng công an cấp xã
Ngoài ra hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt được xác định như sau:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường”.
Thẩm quyền ra quyết định xử phạt trong trường hợp này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào điều 48 Nghị định này
Căn cứ vào khoản 4 Điều 23
“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.
2. Quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường:
Để đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường thì cá nhân, tổ chức nếu có phát hiện ra hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường có thể thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện về môi trường theo quy định tại điều 162 Luật bảo vệ môi trường năm 2014:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác”.
3. Mẫu đơn khiếu nại về ô nhiệm môi trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày….. tháng….. năm…
ĐƠN TỐ CÁO KHIẾU NẠI VỀ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Về hành vi gây ô nhiễm môi trường của ……… ở ………)
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh …….
Chúng tôi là:
1, Họ và tên: ………. Sinh ngày……..
Chứng minh nhân dân số: ………. cấp ngày ……. tại ……
Trú tại: ………
2, …………
Là người đại diện cho …… hộ dân sống gần ……(nơi chịu tác động của ô nhiễm môi trường)
Cá nhân/Tổ chức bị tố cáo: ……………
Trú tại/ Trụ sở: ……………………
Chúng tôi xin trình bày về sự việc như sau:
(Trình bày về sự việc, chủ thể, nguồn gây ô nhiễm, tình trạng hiện tại, tác động tới môi trường sống)
………
Vậy, chúng tôi làm đơn này, kính đề nghị quý cơ quan có biện pháp xác minh, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm môi trường nêu trên theo quy định pháp luật.
Chúng tôi cam đoan, sự việc nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Cách viết dơn:
(1) Phần kính gửi: là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo quy đinh tại Điều 143 và Khoản 3 Điều 159 Luật bảo vệ môi trường 2014 thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Ủy ban nhân nơi xảy ra vụ việc.
(2) Họ và tên: là tên người viết đơn, người chịu ảnh hưởng từ hành vi gây ô nhiễm môi trường (điền đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm nơi cư trú, số điện thoại,..) để cơ quan có thẩm quyền giải quyết dễ dàng liên hệ giải quyết hơn.
(3) Trình bày nội dung khiếu nại: cần rõ ràng đúng trọng tâm thể hiện được hành vi vi phạm, có thể trích dẫn luật và nghị định để xác định hành vi của chủ thể vi phạm là trái quy định của pháp luật.
4. Nhà hàng xóm chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, phải làm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Rất mong luật sư tư vấn giúp cho em. Nhà em ở khu mặt đường có xe bus qua, cách đây mấy tháng nhà bên cạnh họ có đất không ở nên đã xây chuồng lợn nuôi 20 con trở lên cho ăn cám thẳng ngay sát vách nhà em chất thải thì được rủa xuống đầm, ngày họ cũng rủa 3 lần nhưng vẫn bốc mùi sang nhà em ăn cũng thấy kinh, hàng xóm sang thấy mùi họ lại về, đặc biệt là những ngày trời nắng, mất điện. Nhà thì có con nhỏ gia đình em rất khó chịu nhắc nhở họ chú ý rửa sạch hơn nhưng họ chỉ im lặng. Luật sư cho em hỏi trường hợp này mình có yêu cầu xã can thiệp để chấm dứt việc nuôi được không ah? và em phải làm những gì? Rất mong luật sư tư vấn giúp để gia đình em có được không khí thoải mái, trong lành như xưa. Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 69 Luật bảo vệ môi trường 2014 về việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này.
2. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh”
Và quy định tại Điều 82 Luật bảo vệ môi trường 2014 về việc yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình:
“1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.
4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.
6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn.”
Gia đình hàng xóm bạn chăn nuôi gia súc nhưng lại có hành vi xả thải trực tiếp chất thải chăn nuôi ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình bạn, điều này được coi là vi phạm pháp luật về môi trường. Trước hết bạn có thể yêu cầu gia đình đó chấm dứt hành vi này hoặc làm cách nào đó khắc phục để không ảnh hưởng tới gia đình bạn, thứ hai nếu gia đình đó không đồng ý bạn có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền địa phương can thiệp hoặc tiến hành khởi kiện đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường. Căn cứ quy định tại Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.”