Thế chấp tài sản là một hành vi đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng khá nhiều khi giao dịch dân sự. Vậy nếu đang trong thời gian thế chấp, chủ nhà có được phép sử dụng nó để hoạt động kinh doanh và thương mại, cho thuê không?
Mục lục bài viết
1. Nhà đang thế chấp có được cho thuê không?
Hoạt động cho thuê tài sản là một loại hợp đồng khá phổ biến trong giao dịch dân sự. Với hợp đồng thuê nhà ở, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi mà cư dân đổ xô về để tạm trú nhằm mục đích lao động thì hoạt đồng này diễn ra càng nhiều. Tại Điều 472
‘Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.’
Như vậy, hợp đồng thuê nhà ở là một loại hợp đồng thuê tài sản được điều chỉnh bởi nhiều luật liên quan. Trong đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản và có thể có công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực hay không hợp đồng này tùy vào nhu cầu và thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng.
1.1. Trường hợp thế chấp nhà đang cho thuê:
Trước tiên phải hiểu rằng thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Khác với cầm cố thì thế chấp là trường hợp bên thế chấp không giao tài sản đó cho bên kia. Việc không giao tài sản cũng đồng nghĩa với việc bên thế chấp vẫn được quyền quản lý, sử dụng hoặc có thể giao cho người thứ ba giữ nêu các bên có thỏa thuận.
Như vậy, nếu các bên có sự thỏa thuận rằng bên thế chấp được phép sử dụng căn nhà để thực hiện kinh doanh cho thuê thì bên thế chấp vẫn có quyền cho thuê căn nhà đó. Tuy nhiên, việc thỏa thuận phải được đồng ý bằng văn bản với bên thuê nhà bằng việc
Cụ thể được quy định tại tại Điều 146
– Chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.
– Trường hợp nhà ở đang thuê bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê nhà ở vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này hoặc các bên có thoả thuận khác.
1.2. Trường hợp cho thuê nhà đang thế chấp:
Khi tài sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng (bên chủ tài sản thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay) thì bên thế chấp có thể cho người thứ 3 thuê nhà. Cụ thể hóa theo quy định tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
‘Điều 321. Quyền của bên thế chấp
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.’
Như vậy, bên có nhà đang là đối tượng được thế chấp được quyền cho thuê nhà khi đáp ứng được đủ 2 điều kiện sau:
– Thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp. Việc thông báo là một điều kiện rất quan trọng nhằm thông báo cho bên có quyền và nghĩa vụ liên quan ở đây là bên thuê tài sản được biết căn nhà mình sắp sử dụng đang có những vấn đề gì hay không.
– Thông báo cho bên nhận thế chấp biết về việc bên thế chấp cho thuê căn nhà đang thế chấp
Với điều kiện Đối với người thuê nhà thì:
– Được sử dụng ngôi nhà đúng với mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng nhà sai mục đích có thể là căn cứ để chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
– Được các bên thông báo cho tình trạng của căn nhà thế chấp: đang được thế chấp, xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ…
Như vậy, khi việc thỏa thuận về điều kiện cho thuê nhà đang thế chấp được đồng ý thì theo quy định của pháp luật thì khi căn nhà đang được thế chấp thì vẫn có thể cho thuê.
2. Thủ tục cho thuê nhà đang thế chấp:
Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quyền của bên thế chấp:
– Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
– Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
– Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
– Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
– Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Như vậy, theo quy định này thì bên thế chấp có quyền cho thuê tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Do đó, trường hợp này gia đình có thể cho thuê nhà làm mặt bằng kinh doanh và thông báo với bên thuê và ngân hàng. Việc thế chấp dự án nhà ở cho ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh bất động sản, bởi Luật Nhà ở cho phép chủ đầu tư dự án được thế chấp dự án tại các tổ chức tín dụng để vay vốn đầu tư dự án đó.
Điều 321 Bộ Luật Dân sự quy định về quyền của bên thế chấp. Theo đó, nhà đang thế chấp tại ngân hàng có thể cho thuê, mượn để làm tăng giá trị của căn nhà. Tuy nhiên, bên cho thuê phải có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng và cho bên thuê biết về thực trạng của căn nhà đang thế chấp.
Người thuê nhà có thể thuê nhà đang thế chấp nhưng cần lưu ý để tránh những rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra khi thuê nhà đang thế chấp tại ngân hàng. Về pháp lý, hợp đồng thuê nhà thế chấp vẫn là hợp đồng thuê nhà ở. Do đó, khi thuê nhà, người thuê nên giao kết hợp đồng bằng văn bản và đọc kỹ hợp đồng trước khi ký để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải có công chứng. Tuy nhiên để tránh rủi ro, các bên có thể công chứng hợp đồng thuê nhà tại tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng Nhà nước. Trong thời gian thuê nhà, bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chủ nhà tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá mà không báo trước theo thỏa thuận; không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, người thuê phải báo trước cho chủ nhà ít nhất 30 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác. Chủ nhà được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người thuê không trả tiền nhà từ 3 tháng mà không lý do chính đáng; sử dụng nhà ở không đúng mục đích; tự ý cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê; làm mất trật tự, vệ sinh môi trường xung quanh… Tương tự như người thuê, chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho người thuê ít nhất 30 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác.
Do đó, khi làm hợp đồng thuê, người thuê nhà cũng cần phải lưu ý, làm rõ các điều khoản về thanh toán, trách nhiệm của các bên khi ngôi nhà bị hư hỏng. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Khoản tiền cọc và nghĩa vụ của bên cho thuê trong trường hợp hết thời hạn vay mà ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp.
Ngoài ra, người thuê nhà cũng cần xem xét và yêu cầu những giấy tờ kèm theo trước khi ký hợp đồng như bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Bản sao chứng thực hợp đồng vay tài sản của người cho thuê với ngân hàng. Bản sao chứng thực hợp đồng bảo đảm, bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân của bên cho thuê. Người thuê cần yêu cầu chủ nhà cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan để xác minh thông tin trước khi quyết định ký kết hợp đồng thuê. Các điều khoản quan trọng trong hợp đồng cần phải thỏa thuận rõ ràng cũng như phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.