Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Xử lý vi phạm hành chính? Pháp luật quy định về mức xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế?
Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật thuế, trong đó mức phạt tiền có thể khác nhau đối với mỗi loại hành vi vi phạm. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính về thuế là gì?
– Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định, được quy định cụ thể tại Điều 136 Luật quản lý thuế 2019, cụ thể là:
+ Thứ nhất, việc quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
+ Thứ hai, đối với những trường hợp vi phạm hành chính về việc sử dụng hóa đơn không đúng quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và việc này dẫn đến tình trạng thiếu thuế, trốn thuế thì trong trường hợp này pháp luật quy định sẽ không lý vi phạm hành chính về hóa đơn mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
+ Thứ ba, về mức phạt tiền tối đa, đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế: Mức phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định của
+ Khi phạt tiền, chủ thể ra quyết định xử phạt hành chính phải xác định mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế trên cơ sở mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.
+ Thứ tư, về thẩm quyền: pháp luật quy định những người có thẩm quyền đang tiến hành thi hành công vụ và trong lúc đó có phát hiện hành vi vi phạm về quản lý thuế thì người này có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Thứ năm, trong trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.
– Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý tên tiếng Anh là: ” Principles of sanctioning administrative violations on management”
2. Xử lý vi phạm hành chính:
– Đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
– Theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
+ Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.
+ Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.
+ Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
– Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra
– Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
Ngoài ra, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước nhưng không bị | phạt chậm nộp đối với số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.
Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
3. Pháp luật quy định về mức xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế:
+ Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.
+ Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Mức phạt là 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức và cá nhân, hộ gia đình mà không có sự phân biệt giữa các chủ thể này.
+ Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định theo quy định của pháp luật là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
+ Đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế của tổ chức tín dụng: Mức phạt tiền được xác định là tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước.
– Thứ hai, về loại hành vi vi phạm và mức xử phạt cụ thể đối với từng loại hành vi vi phạm. Cụ thể là:
+ Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP)..
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày, không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
– Đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hóa đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
+ Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 7 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP; có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
– Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP).
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
+ Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
+ Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
– Đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.