Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức. Công chức đã bị xử lý kỷ luật thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cùng hành vi vi phạm không?
Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức. Công chức đã bị xử lý kỷ luật thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cùng hành vi vi phạm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công chức có hành vi vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trước đó đã bị xử lý kỷ luật theo luật công chức về hành vi vi phạm trên. Vậy công chức này có bị xử lý hình sự nữa không? Nếu xử lý có vi phạm nguyên tắc 1 hành vi vi phạm bị xử lý 2 lần không? Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Trách nhiệm kỷ luật cán bộ công chức là trách nhiệm pháp lý của cơ quan tổ chức có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật. Khoản 2 Điều 2
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Điều 79 Luật cán bộ công chức 2008 quy định các hình thức kỷ luật đối với công chức:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Hạ bậc lương;
– Giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)
– Cách chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)
– Buộc thôi việc
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về nguyên tắc kỷ luật công chức: 1900.6568
Còn về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:
"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa."
Một người có hành vi phạm pháp luật và đáp ứng các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ chương 3, Nghị định 34/2011/NĐ-CP, kỷ luật đối với cán bộ áp dụng khi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ