Nguyên tắc xếp lương đối với người làm trong cơ quan Nhà nước. Quy định về việc xếp lương khi thay đổi chức danh làm việc.
Nguyên tắc xếp lương đối với người làm trong cơ quan Nhà nước. Quy định về việc xếp lương khi thay đổi chức danh làm việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có bằng cử nhân Ngữ văn, đi làm tháng 5/2011 với công việc là tạp vụ được hưởng lương là 1,0 (830.000 đồng). Đến tháng 5/2013 được chuyển lên làm văn thư với mức lương là 1,35. Năm 2016 tôi là nhân viên của phòng Tổ chức hành chính và hưởng mức lương 1,8 ( theo NĐ – Lương cán sự) như vậy có đúng không? Tôi muốn hỏi tại sao sau hơn 5 năm đi làm mà tôi vẫn chỉ hưởng lương bậc 1? Tôi mong được sự tư vấn của luât sư.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương như sau:
– Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
– Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
– Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
– Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, khi thay đổi chức danh làm việc, căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP sẽ được xếp lương theo chức danh đó, bạn sẽ hưởng hệ số lương bậc 1. Khi chuyển chức vụ khác, bạn sẽ tiếp tục hưởng hệ số lương bậc 1 của chức vụ đó, không được nâng bậc lương. Mặc dù chỉ hưởng lương bậc 1 nhưng mức hưởng đã lớn hơn sau mỗi lần bạn chuyển chức vụ. Việc nâng bậc lương chỉ xảy ra khi bạn có đủ thâm niên ở một chức vụ nào đó. Cụ thể:
– Đối với người hưởng hệ số lương bậc 1 dưới 2.34 thì cứ 2 năm tăng một bậc lương
– Đối với người hưởng hệ số lương bậc 1 trên 2.34 thì cứ 3 năm tăng một bậc lương