Định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới? Nguyên tắc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới? Những khó khăn khi thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới?
Xã hội ngày càng phát triển với các thông tin và phương tiện phục vụ dạy học ngày cang tiên tiến hơn thì việc áp dụng các chương trình cũ, sách giáo khoa với các nội dung đã cũ không còn phù hợp và đòi hỏi phải xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới với các nội dung và các định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới phù hợp với hiện tại. Vậy khi xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới được thực hiện như thế nào và các Nguyên tắc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết này
Cơ sở pháp lý: Quyết định Số: 404/QĐ-TTg quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Luật sư
1. Định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới
Quy định về mục tiêu xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới quyết định Số: 404/QĐ-TTg quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định:
Tại khoản 3. Định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới quy định:
a) Chương trình mới được xây dựng phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục trong Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, trong đó giáo dục phổ thông được phân thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp xác định thời điểm và mức độ phân hóa, hướng nghiệp phù hợp.
Chương trình mới, sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu của giai đoạn giáo dục cơ bản là bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện và thực sự cần thiết; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông.
b) Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên.
Ở các lớp học, cấp học dưới thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp. Thực hiện giảm hợp lý số môn học, tránh chồng chéo nội dung và những kiến thức không hoặc chưa cần thiết đối với học sinh. Ở cấp trung học phổ thông, ngoài các môn học bắt buộc chung, có các môn học, chuyên đề học tập dành cho học sinh tự chọn.
c) Chương trình mới, sách giáo khoa mới phải đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.
Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu, khai thác tư liệu giáo dục, tìm hiểu thực tiễn để chuẩn bị tốt bài giảng; tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo cảm hứng học tập cho học sinh; tạo điều kiện cho học sinh dần nâng cao năng lực tự học hỏi, tìm tòi, hiểu biết môi trường, cuộc sống xung quanh và rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc; tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực để đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học; thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; bảo đảm trung thực, khách quan, thiết thực, tiết kiệm, giảm áp lực cho xã hội và khắc phục bệnh thành tích hình thức, cục bộ. Thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phải dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh được quy định trong chương trình; phối hợp đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia địa phương và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục.
d) Chương trình mới phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào chương trình biên soạn được nhiều sách giáo khoa.
Theo đó thì Sách giáo khoa phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cho phép sử dụng, xuất bản. Việc lựa chọn sách giáo khoa thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh để phù hợp nhất với phương pháp giáo dục học sinh và chương trình sách giáo khoa mới phải được thực hiện với các nội dung chính xác và có trọng tâm để học sinh có thể nắm bắt tốt nhất
Dựa trên quy định về định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới đã quy định như trên thì việc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa là việc cần thiết để học sinh có thể tiếp cận được nhiều nguồn kiến thức mới và tiếp cận với sự phát triển của xã hội nhưng vẫn giữ được các giá trị truyền thống và kiến thức nền.
Thông qua việc định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới thì cả học sinh và giáo viên đều cần tìm các phương pháp để tiếp cận khác nhau nên việc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới cần phối hợp đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ để lấy các ý kiến đó làm cơ sở để iếp thu việc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới. Ở các lớp học, cấp học dưới thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp để có kết quả tốt nhất khi thực hiện áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới vào thực tế dạy và học.
2. Nguyên tắc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới
Theo quy định tại
a) Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm tính đồng bộ giữa các chương trình, đề án thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tính đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình mới.
b) Chương trình mới, sách giáo khoa mới bảo đảm tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
c) Chương trình mới, sách giáo khoa mới bảo đảm yêu cầu giảm tải, tính thiết thực; cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới và gắn với chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường.
d) Chương trình mới, sách giáo khoa mới kế thừa ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa hiện hành đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.
đ) Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa. Chương trình mới được xây dựng, thẩm địnhvà ban hành trước làm cơ sở cho việc biên soạn sách giáo khoa. Chương trình mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, trong đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh, đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Nhà trường, giáo viên chủ động lựa chọn sách giáo khoa.
e) Chú trọng phát huy sự đóng góp của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý… và toàn xã hội trong quá trình xây dựng, biên soạn và triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.
Dựa trên các nguyên tắc đó có thể thấy, mục đích của việc việc xây dựng nguyên tắc chương trình mới, sách giáo khoa mới là việc bảo đảm tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình học và lồng ghép các yếu tố khác liên quan đối với các môn hoc có liên quan, phát huy các đóng góp của các cơ quan tổ chức trong việc xây dựng, biên soạn và triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới được hoàn thiện nhât có thể
Theo đó thì việc xây dựng, biên soạn và triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới phải hướng đến việc sau mỗi chương trình học sinh sẽ đạt được các giá trị nhất định với các chương trình học tương ứng đó . Vì thế mà triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới được áp dụng trên toàn quốc cần được thống nhất và đi kèm với đó là chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường để phù hợp với các phương pháp và cách tiếp cận chương trình mới.
3. Những khó khăn khi thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới
– Đối với Các nhà trường phải giao cho giáo viên nghiên cứu chương trình,chương trình mới, sách giáo khoa mới đặc điểm của học sinh tại trường để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng để đạt các kết quả tốt nhất
– Cùng một chủ đề trong sách giáo khoa nhưng tùy vào đối tượng học sinh mà trường này có thể dạy 2 tiết, các trường khác có thể dạy 3, 4 tiết. vì Tốc độ thực hiện chương trình nhanh hay chậm từng giai đoạn có thể khác nhau, miễn là không vượt quá tổng thời gian cho môn học đó trong 1 năm đối với môn cụ thể đó
– Trong quá trình thực hiện các giáo viên nhà trường điều chỉnh cho phù hợp đây cung là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn chính vì vậy giáo viên và các nhà trường nhiều nơi còn lúng túng, chưa mạnh dạn thực hiện và vẫn thực hiện theo cách cũ. Đối với các phụ huynh thì chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình và so sánh chương trình cũ và mới, đưa ra những nhận định, đánh giá chưa thật phù hợp, đầy đủ, gây áp lực cho con và cho giáo viên, nhà trường…đó cũng là một khó khăn khi áp dụng. Bên cạnh đó, các điều kiện cơ sở vật chất nhiều trường chưa đảm bảo cho việc thực hiện chương trình giáo dục mới. Do phân bố không đồng đều nên việc một số trường phải sử dụng phòng học tạm, mượn, đặc biệt các điểm trường lẻ phòng học đã xuống cấp, và chưa được sửa chữa, diện tích không đảm bảo cho tổ chức các hoạt động giáo dục cũng đang gặp các bất cập và khó khăn
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về vấn đề Nguyên tắc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới và các quy định của pháp luật về vấn đề xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới