Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ về quyền nhân thân và quyền tài sản.
Việc tôn trọng quyền của nhau không chỉ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quan hệ xã hội mà còn là nền tảng cơ sản xây dựng nên gia đình. Vậy việc tôn trọng quyền của nhau hay còn được hiểu là sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được quy định như thế nào trong Luật pháp nói chung cũng như trong luật Hôn nhân gia đình nói riêng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định chung về bình đẳng:
- 2 2. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là gì?
- 3 3. Ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hôn nhân vợ và chồng:
- 4 4. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản:
- 5 5. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái:
1. Quy định chung về bình đẳng:
Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. đã có những quy định khái quát một cách chung nhất về sự bình đẳng trước pháp luật của mọi người của mọi công dân. Cụ thể mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Tại Điều 26
Song song với đó, về quyền bình đẳng Hiến pháp còn quy định “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị chia rẽ dân tộc” hay quy định về việc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng. Nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới được thi hành nghiêm chỉnh. Những hiện tượng đặc quyền, đặc lợi sẽ không thể diễn ra nếu như mọi công dân đều nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng quyền bình đẳng của mình trước pháp luật.
Bình đẳng giới vừa là vấn đề cơ bản của quyền con người, vừa là yêu cầu về sự phát triển xã hội một cách công bằng, hiệu quả và bên vững đặc biết là trong đời sống gia đình thì sự bình đẳng giới càng quan trọng.
Do đó, để tìm hiểu về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trước hết cần hiểu khái niệm bình đẳng giới.
Bình đẳng giới chính là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới.Bình đẳng giới là mối quan hệ không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử và được thụ hưởng ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
2. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là gì?
Căn cứ và quy định cũng như dẫn cứ ở trên về bình đẳng giới thì ta cũng có thể hiểu bình đẳng trên nguyên tắc vợ trong trong hôn nhân được gây dựng trên nguyên tắc về bình đẳng giới. Bình đẳng giới chính là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới. Ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử và được thụ hưởng ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của
Như vậy, khái niệm về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng phải đảm bảo các nội dung đó là: vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển.
3. Ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hôn nhân vợ và chồng:
Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của vợ chồng. Trên cơ sở đó vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ vợ chồng, tạo điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đảm bảo cho quan hệ vợ chồng duy trì mối quan hệ tốt nhất.
Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng nam giới. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị hệ lụy. Quan niệm nam giới là phái mạnh, phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn và tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng.
Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải lo gánh vác các công to, việc lớn như sự nghiệp, công danh, dựng xây nhà cửa khiến nhiều người mải mê lao vào kiếm tiền, phấn đấu cho công danh sự nghiệp mà bỏ bê gia đình, vợ con hoặc kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến rơi vào vòng lao lý. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị đánh giá là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính” .
4. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản:
Bình đẳng trong tài sản được thể hiện như việc vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung. Khoản 1 Điều 29
Sự bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng còn được thể hiện ở quy định vợ chồng có tài sản riêng của mình: Vợ chồng có quyền độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt riêng, có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc quy định như vậy không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Bên cạnh đó còn góp phần ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và có ý nghĩa quan trọng trong việc định đoạt tài sản.
Tình nghĩa vợ chồng là cơ sở để gắn nghĩa vụ của vợ chồng với nhau nên vấn đề cấp dưỡng đặt ra bình đẳng giữa vợ và chồng. Trong trường hợp ly hôn, quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nhưng luật vẫn quy định vợ, chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên kia nếu trong tình trạng thiếu thốn, khó khăn và cần được cấp dưỡng (Điều 115
Luật sư
Như vậy, có thể thấy nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản được pháp luật ta đặc biệt chú trọng, nó tạo điều kiện, căn cứ để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là người phụ nữ, giúp cho hạnh phúc gia đình được duy trì.
5. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái:
Như chúng ta có thể thấy việc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng ngày nay được thể hiện rất rõ ràng trên những phương diện về sự phát triển của xã hội về công việc của người phụ nữ, về việc nội trợ bếp núc. Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề được tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”.
Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật…và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp…ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều phụ nữ có kinh tế, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con và cả gia đình, tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố “ công, dung, ngôn, hạnh” thời nay.
Chính vì vậy, trong chính việc nuôi dạy con cái, vợ chồng trong gia đình cũng phải có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Nó không chỉ được hiện hữu trong giai đoạn hôn nhân mà sau hôn nhân vợ hay chồng cũng có quyền ngang nhau và như nhau về việc nuôi dạy con cái. Tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. đã quy định rất cụ thể và chi tiết về nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái như sau:
“
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Không chỉ như vậy, khi cha mẹ làm thủ tục giải quyết ly hôn thì việc có nghĩa vụ như nhau với con cái vẫn được tiếp tục và thể hiện tại Điều 3 Khoản 24, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Qua đây ta có thể thấy được việc bình đẳng trong quan hệ hôn nhân gia đình giữa vợ với chồng không chỉ được thể hiện trên phương diện về tài sản trong quá trình hôn nhân, các quyền cơ bản của công dân mà còn là quyền, nghĩa vụ khi trở thành vợ hoặc chồng đối với người còn lại, là quyền và nghĩa vụ xuất hiện khi hình thành quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Các quyền được thể hiện rất cụ thể và chi tiết qua các Luật như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021 và được hình thành cả trong đời sống hôn nhân.