Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công? Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công?
Trong thời buổi kinh tế thi trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư đều được diễn ra và hoạt động rất mạnh mẽ. Do đó, một trong các hoạt động không thể nào bỏ qua các hoạt động đầu tư công. Đông thời thì đầu tư công cũng được biết đến là hoạt động của Nhà nước sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì đầu tư công sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước cho nên việc quản lý đồng tư công cũng được quy định do Nhà nước thực hiện dựa trên các nội dung và nguyên tắc quản lý nhất định. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đay, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư công năm 2019
1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công
Hiện nay, Luật Đầu tư công 2014, với tư cách là Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các Văn bản quy phạm pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư công không quy định rõ nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư công.
Tuy nhiên, Điều 12 của Luật này có quy định các nguyên tắc quản lý đầu tư công. Trên góc độ lý luận, quản lý là khái niệm có nội hàm rộng và bao hàm khái niệm quản lý Nhà nước. Do đó, có thể thấy rằng, những nguyên tắc quản lý đầu tư công cũng là những nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư công. Cụ thể, đó là những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công Tuân thủ quy định của pháp luật ở đây là cách nói khái quát nhằm để chỉ tất cả các hình thức thực hiện pháp luật, gồm: tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
Thứ hai, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành. Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tập hợp những mục tiêu, quan điểm và giải pháp để phát triển các ngành kinh tế hoặc phát triển các không gian lãnh thổ trong một tương lai gần hoặc cũng có thể là một tương lai xa dựa trên những nghiên cứu và tính toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đầu tư công chính là hành động của Nhà nước góp phần hiện thực hóa các mục tiêu được nêu, cũng như các cam kết được đưa ra trong chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ ba, thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công Sử dụng vốn đầu tư công rõ ràng là vấn đề rất quan trọng, do đó, cùng với nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc thứ ba nhấn mạnh việc các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm tập trung đầu tư, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí Với tầm quan trọng của mình, vấn đề sử dụng vốn đầu tư công lại tiếp tục được nhắc đến và nhấn mạnh trong nguyên tắc thứ tư. Vốn đầu tư công theo đúng quy định tại Điều 4 khoản 21 Luật Đầu tư công 2014 có tới 9 loại khác nhau có cách thức huy động, quản lý và sử dụng khác nhau theo quy định của pháp luật chuyên ngành, theo thỏa thuận khác nhau. Do đó, điều cần thiết là việc sử dụng vốn đầu tư công phải theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn.
Thứ năm, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công Công khai theo cách hiểu thông thường là không giữ kín, mà để cho mọi người đều có thể biết. Minh bạch là rõ ràng, rành mạc. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể có liên quan thông qua mọi hành vi được phép của mình phải đảm bảo cho việc công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật. Nội dung và trách nhiệm công khai, minh bạch trong đầu tư công hiện nay được quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư công 2014.
Thứ sáu, khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và cung cấp dịch vụ công Phát triển kinh tế – xã hội rõ ràng là sự nghiệp của toàn dân, bởi dù là đầu tư công thì thực chất cũng chính là hoạt động đầu tư của người dân được Nhà nước thay mặt thực hiện.
2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công
Nội dung được hiểu là mặt trong của su vật, cái được hình thức chứa đung hoặc biểu hiện. Như vậy, có thể hiểu noi dung quản lý Nhà nước về đầu tư công là những vẫn để mà các chủ thể quản lý Nhà nước về đầu tư công phải giải quyết để đạt được các mục tiêu mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ so những hình thức và phương pháp quản lý Nhà nước về đầu tu công theo quy định của pháp luật quản lý Nhà nước vê đầu tu công tập trung vào các noi dung sau:
– Ban hành và tó chức thực hiện các văn ban quy phạm pháp luật về đầu tư công
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công
Hiện nay, Luật Đầu tư công 2014 không định nghĩa khái niệm chiến lược đầu tư công, do đó dựa trên cách hiểu chung của khái niệm chiến lược, có thể hiểu chiến lược dầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, phương thức để đạt được mục tiêu, định hướng phân bổ nguồn lưc để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội trong dài hạn
Như vậy, các chủ thể quản lý Nhà nước về đầu tư công căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực này để xây dựng và tổ chúc thực hiện các chiến lược, chương trinh, quy hoạch, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp và chính sách đầu tư công.
Cung cấp thông tin được hiểu là việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân. Như vậy, việc cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước gắn liền và dể thỏa mãn quyền tiếp cận thông tin của công dân. Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin công dân được và không được tiếp cận: quyền và nghĩa vụ của công dân trong tiếp cận thông tin; phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin: cách thức tiếp cận thông tin: chi phí tiếp cận thông tin…
– Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiếm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tu công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công
Theo quy định của Luật Đầu tư công 2014 việc đánh giá hiệu quả đầu tư công được thực hiện thông qua việc: Đánh giá kế hoạch đầu tu công; Đánh giá chương trình, dự án.
Nội dung của việc đánh giá kế hoạch đầu tư công bao gồm:
Một là, mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Hai là, tác động của kế hoạch đầu tu công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế – xã hội;
Ba là, tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;
Bốn là, tình hình quản lý đầu tư công;
năm là, các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các giải pháp xử lý.
Nội dung của việc đánh giá chương trình, dự án bao gồm: Quá trình thực hiện chương trình, dự án; hoạt động quản
– Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Đối với vấn để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư công, hiện nay được quy định cu thể bởi
– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các chủ thể có thầm quyền thực hiện khen thưởng các cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt đong đầu tư công nhằm ghi nhận và tạo động lực động viên, lôi cuốn và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, nguồn lực và sự sáng tạo nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư công, góp phần khơi dậy tình thần yêu nước.
– Hợp tác quốc tế về đầu tư công thì tại một số Văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể sẽ là cơ sở pháp lý để tiến hành hợp tác quốc tế về đầu tư công: