Khi hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất thì phải thực hiện việc trả tiền thuê đất theo hai trường hợp đó là trả tiền thuê đất một lần hoặc trả tiền thuê đất mỗi năm một lần. Ngoài ra pháp luật còn quy định về việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Vậy, các nguyên tắc thực hiện miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước là gì?
Mục lục bài viết
1. Tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Căn cứ vào từ điển luật học thì tiền thuê đất được biết đến là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức thuê đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất. Việc tiến hành thủ tục thuê đất, cho thuê đất được tiến hành theo quy định của
Do đó đất có mặt nước (gọi tắt là mặt nước) được quy định là phần giới hạn trong phạm vi mặt nước nội địa và vùng ven biển, gồm mặt nước đang được sử dụng và mặt nước có khả năng nhưng chưa được sử dụng để chuyên nuôi trồng thuỷ sản, hoặc kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
Căn cứ dựa theo như quy định tại khoản 3, Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012 thì khái niêm nước mặt được định nghĩa ngắn gọn như sau: Nước mặt là nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liện hoặc hải đảo. Nói một cách đơn giản hơn thì bất kì nguồn nước nào trên trái đất mà mọi người nhìn thấy mà không phải qua đào bới thì đều gọi là nước mặt. Từ đó có thể hiểu một các đơn giản về khái niệm tiền thuê mặt nước là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức thuê mặt nước phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao mặt nước, cho thuê mặt nước có thu tiền sử dụng mặt nước.
2. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Hiện nay, Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định rằng đất đai là tài sản có giá trị và sẽ đem về nhiều nguồn lợi lớn nếu như khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả, bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số bùng nổ, nhu cầu về chỗ ở cũng kéo theo bị tăng cao. Bên cạnh đó, chủ trương thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần có đất để xây dựng các cơ sở vật chất.
Chính vì vậy, Nhà nước có quy định nhiều hình thức để giao đất, cho thuê đất cho thuê mặt nước hoặc công nhận quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nước có cá nhân, tổ chức, hộ gia đình,… Bởi vậy, với hình thức cho thuê đất, thuê mặt nước thì người sử dụng đất phải nộp thuê đất có thể một lần hoặc hằng năm và khoản tiền thuê là tương đối lớn. Hiểu được điều đó, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều quy định về miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Căn cứ theo
“Điều 18. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
1. Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực hiện theo từng dự án đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới.
2. Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, sau khi được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định cho thời gian thuê đất tiếp theo (nếu có); trường hợp được hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất.
3. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất và tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp.
4. Dự án đang hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cao hơn quy định của Nghị định này thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi cho thời gian còn lại; trường hợp mức ưu đãi thấp hơn quy định tại Nghị định này thì được hưởng theo quy định tại Nghị định này của thời hạn ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án khai thác tài nguyên khoáng sản.
6. Người thuê đất, thuê mặt nước chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định.
7. Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Nghị định này nhưng trong quá trình quản lý, sử dụng đất không đáp ứng các điều kiện để được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước có nguyên nhân từ phía người thuê đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã được ghi tại quyết định cho thuê đất,
8. Trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và được miễn toàn bộ tiền thuê đất nhưng trong thời gian thuê có nguyện vọng nộp tiền thuê đất (không hưởng ưu đãi) thì thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai và có quyền, nghĩa vụ về đất đai như đối với trường hợp không được miễn tiền thuê đất.”
Như vậy, việc nhà nước thực hiện việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được dựa trên các nguyên tắc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo như quy định tại Thông tư này thì nguyên tắc miễn giảm dựa trên từng dự án đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới, đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và sau khi được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
3. Các trường hợp giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Căn cứ theo khoản 1, Điều 20, Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về các trường hợp giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước như sau: Đối với hợp tác xã thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được giảm 50% tiền thuê đất. Việc giảm tiền thuê đất trong trường hợp này được áp dụng cho toàn bộ thời gian thuê đất.
Tuy nhiên, Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn làm thiệt hại dưới 40% sản lượng được xét giảm tiền thuê tương ứng; thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại. Việc giảm tiền thuê đất trong trường hợp này được thực hiện cụ thể như sau:
+ Nếu thiệt hại dưới 40% sản lượng, được xét giảm tiền thuê đất theo tỷ lệ % tương ứng với tỷ lệ % thiệt hại.
+ Nếu thiệt hại từ 40% sản lượng trở lên, được xét miễn tiền thuê đất đối với năm bị thiệt hại.
Trong đó, tỷ lệ % sản lượng thiệt hại được căn cứ theo sản lượng thu hoạch của vụ thu hoạch trong điều kiện sản xuất bình thường của vụ sản xuất liền kề trước đó hoặc của vụ thu hoạch gần nhất sản xuất trong điều kiện bình thường trước đó và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Bân canh những quy định được nêu ở trên thì, Khoản 3, Điều 5, Thông tư 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính quy định trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nhưng phải tạm ngừng hoạt động dự án từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 trở về sau do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, thảm họa hoặc quy định của pháp luật đầu tư thì được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do nguyên nhân bất khả kháng gây ra từ thời gian được miễn tiền thuê đất là thời gian tạm ngừng hoạt động theo xác nhận của cơ quan đăng ký đầu tư.
Những số tiền thuê đất, thuê mặt nước này được miễn được xác định bằng với số tiền thuê đất phải nộp nếu không bị ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng tương ứng với thời gian tạm ngừng hoạt động. Do đó, căn cứ hồ sơ đề nghị miễn tiền thuê đất, cơ quan thuế phối hợp với cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết) thực hiện kiểm tra, xác định cụ thể thời gian tạm ngừng hoạt động để ban hành quyết định miễn tiền thuê đất.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước