Việc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là một vấn đề đáng quan tâm, tránh tình trạng gây thất thoát. Dưới đây là quy định của pháp luật về những nguyên tắc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2018 có quy định về mục tiêu đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Theo đó, mục tiêu đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được thực hiện cụ thể như sau:
– Thực hiện định hướng, điều tiết, ổn định nền kinh tế vĩ mô, mang tính chiến lược trong từng thời kỳ, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
– Đổi mới và nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả trong quá trình đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
– Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thực tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2018 có quy định về nguyên tắc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Theo đó, việc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
– Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật;
– Phù hợp với chiến lược, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành quốc gia đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đầu tư vốn nhà nước để hình thành/duy trì doanh nghiệp ở công đoạn then chốt trong một số ngành nghề, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia, hoặc thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cần phải duy trì tỷ lệ cổ phần và phần vốn góp phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là tại Điều 10 và Điều 16 của Văn bản hợp nhất Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2018;
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước sẽ không được quyền can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, không có quyền can thiệp vào hoạt động quản lý và điều hành của người quản lý doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào;
– Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp cần phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc cần phải thông qua người đại diện phần vốn nhà nước, trong quá trình hoạt động cần phải đảm bảo doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, đảm bảo quá trình bình đẳng và hợp tác, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn góp nhà nước sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm chịu trách nhiệm về vấn đề quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần phải đảm bảo tính hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, cần phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để phòng chống lãng phí hoặc gây thất thoát nguồn vốn, lãng phí tài sản của nhà nước và của doanh nghiệp;
– Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
– Phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy có thể nói, cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo như phân tích nêu trên.
2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2018 có quy định về nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:
– Ban hành và tổ chức thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia;
– Xây dựng và lưu giữ đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến doanh nghiệp, theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách chặt chẽ trên thực tế;
– Ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách yêu đãi đối với các sản phẩm và dịch vụ công ích trong từng thời kỳ phát triển nhất định của đất nước;
– Giám sát và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước tại các doanh nghiệp, tiến hành hoạt động giải quyết khiếu nại và tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, khen thưởng và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm.
3. Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Quyết định đầu tư vốn nhà nước và các doanh nghiệp không đúng thẩm quyền, không đúng phạm vi, không đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
– Can thiệp không đúng chức năng, không đúng nhiệm vụ và quyền hạn vào hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước, tài sản của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Thực hiện không đúng thẩm quyền, không đúng trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong quá trình đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay;
– Thực hiện không đúng quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện không đúng quy định của pháp luật về vấn đề quản lý phần vốn của nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Giám sát và kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng chức năng, không đúng quyền hạn, không đúng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp thông tin không trung thực, báo cáo không trung thực, cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không kịp thời theo quy định của pháp luật;
– Có hành vi tiết lộ hoặc sử dụng thông tin do các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cung cấp không đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Thủ tướng chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ quá trình thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư;
+ Công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế được nhà nước và được các doanh nghiệp có chức năng tiến hành hoạt động đầu tư đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước để thành lập các doanh nghiệp không thuộc các trường hợp nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 40/VBHN-VPQH 2018 Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.