Nguyên tắc quyền tự định đoạt là gì? Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự? Quy định về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?
Các đương sự khi thực hiện tố tụng theo quy định của pháp luật thì họ có các quyền được ghi nhận, một trong số các quyền đó chính là quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Theo đó mà các đương sự được thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng. Vậy cụ thể nguyên tắc quyền tự định đoạt là gì? Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc quyền tự định đoạt là gì?
- 2 2. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
- 3 3. Quy định về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- 3.1 3.1. Quy định về Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình
- 3.1.1 3.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự
- 3.1.2 3.1.2. Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn
- 3.1.3 3.1.3. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định
- 3.1.4 3.1.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giảỉ theo quy định của pháp luật
- 3.2 3.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định
- 3.3 3.3 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định
- 3.1 3.1. Quy định về Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình
1. Nguyên tắc quyền tự định đoạt là gì?
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được hiểu là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam, Dựa theo đó mà các đương sự có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, và quyết định các quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trách nhiệm của
2. Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Tại Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy các đương sự có Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình, Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự và ngoài ra còn có các Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định và phải tuân thủ đúng Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Bộ Luật tố tụng dân sự quy định
3. Quy định về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
3.1. Quy định về Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình
3.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự
Quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án dân sự được ghi nhận tại điều 186 BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Bên cạnh đó, điều 187 cũng quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Nhà nước đã chính thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của chủ thể khác.
3.1.2. Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn
Căn cứ dựa trên khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015 thì bị đơn có quyền được Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, trong các trường hợp nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn theo quy định của pháp luật. Như vậy, Đối với các quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của bị đơn chỉ được thực hiện khi có những mối ràng buộc nhất định với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn theo quy định của pháp luật
3.1.3. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định
Trong tố tụng dân sự quy định về các khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định tại Khoản 4 Điều 68Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,các đươg sự họ là người tuy không khởi kiện, và không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, các nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng và họ cũng có quyền thể hiện sự tự định đoạt của mình thông qua việc đưa ra yêu cầu độc lập theo quy định của pháp luật về vấn đề này.
3.1.4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giảỉ theo quy định của pháp luật
Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự được hiểu là người tham gia trực tiếp vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích đó theo quy định
3.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định
3.2.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu
Căn cứ Theo quy định tại Điều 244 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015 quy định thì không chỉ có nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện mà bị đơn cũng có quyền thay đổi theo quy định, về bổ sung, rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng có quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của Tố tụng dân sự quy định mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận theo quy định
3.2.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định
Dựa trên việc Xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự, và hôn nhân và gia đình, hay kinh doanh, thương mại và lao động, đối với các bên đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp dân sự ở bất cứ một giai đoạn nào trong Tố Tụng Dân sự. Ngoài ra đối với việc hòa giải được xem là một trong những thủ tục có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp đã phát sinh theo quy định của pháp luật.
3.3 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định
3.3.1. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, ngươi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Căn cứ dựa Theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015 quy định, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đương sự có quyền nhờ luật sư hoặc người khác theo quy định mà tòa án chấp nhận tham gia tố tụng. thì Người tham gia tố tụng này được gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo như căn cứ nêu trên thì Đây cũng là biểu hiện của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được pháp luật tố tụng tôn trọng và được ghi nhận
3.1.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án
Dựa trên quy định của pháp luật thì theo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 quy định:
Đối với các Đương sự, hay người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, và các cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, những phần của bản án, quyết định bị kháng cáo thì chưa được thi hành mà cần phải được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét và giải quyết theo trình tự phúc thẩm và theo đó thì quyền kháng cáo là phương tiện pháp lý quan trọng và là một trong những nội dung của quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự quy định
Theo đó Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong thể hiện thông qua việc kháng cáo được hiểu là một trong những quyền tố tụng quan trọng theo quy định trên thực tế, và bảo đảm cho đương sự có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Và cũng theo đó như phát hiện, và được khắc phục, được sửa chữa những sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và các thông tin pháp lý liên quan về Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.