Trong bối cảnh giá xăng dầu có nhiều biến động như hiện nay thì việc quản lý và điều hành giá xăng dầu được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu cần phải chú trọng. Và dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề: Cơ chế điều hành, nguyên tắc quản lý giá xăng dầu.
Mục lục bài viết
1. Quy định cơ chế điều hành, nguyên tắc quản lý giá xăng dầu:
1.1. Cơ chế điều hành giá xăng dầu:
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định
Thứ nhất, trong trường hợp các thương nhân đầu mối tiến hành điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu so với mức giá cơ sở, cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay đã được pháp luật quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá xăng dầu ở mức cơ sở giảm xuống, thì khi đó chủ thể là thương nhân đầu mối sẽ phải tiến hành giảm giá bán lẻ tối thiểu sao cho tương ứng với giá cơ sở tại thời điểm mà thương nhân đó tiến hành điều chỉnh giá, Đồng thời phải gửi văn bản kê khai giá cũng như quyết định điều chỉnh giá xăng dầu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương – tài chính xem xét cũng như phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá xăng dầu được điều chỉnh.
Thứ hai, trong trường hợp các thương nhân đầu mối tiến hành điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu so với mức giá cơ sở, thì thực hiện theo các quy định sau đây:
– Đối với trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá bán xăng dầu ở mức cơ sở tăng trong phạm vi Nhỏ hơn hoặc bằng 3% so với giá cơ sở lên cao thì có chủ thể là thương nhân đầu mối sẽ tiến hành tăng giá bán lẻ sao cho tương ứng với giá cơ sở tại thời điểm thương nhân đó tiến hành điều chỉnh giá bán xăng dầu, đồng thời thì sẽ phải gửi văn bản kê khai và quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương – tài chính cũng như phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đã tiến hành điều chỉnh;
– Còn đối với trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở mua bán xăng dầu tăng ở mức dao động từ 3% đến dưới 7% so với giá cơ sở lên cao trước đó thì các chủ thể có thẩm quyền là thương nhân đầu mối sẽ phải tiến hành gửi văn bản kê khai giá đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương – tài chính. Trong thời hạn pháp luật quy định đó là 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản kê khai cũng như dự kiến mức giá điều chỉnh của chủ thể có thẩm quyền đó là thương nhân đầu mối, thì cơ quan nhà nước quản lý giá xăng dầu theo quy định của pháp luật sẽ phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá cũng như sử dụng quỹ bình ổn giá theo đúng quy định hiện hành. Còn nếu quá thời hạn luật định, đó là quá 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản kê khai giá của Bộ Công thương – tài chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì khi đó, thương nhân đầu mối sẽ được quyền điều chỉnh giá bán lẻ tối đa sao cho phù hợp với mức giá bán xăng dầu cơ sở tại thời điểm điều chỉnh giá nhưng không được vượt quá 7% so với giá cơ sở liên kết theo đúng quy định của pháp luật về điều chỉnh giá xăng dầu;
– Ngoài ra đối với trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá bán xăng dầu cơ sở tăng ở mức lớn hơn 7% so với giá cơ sở Liên kể trước đó hoặc việc tăng giá bán xăng dầu sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như đời sống nhân dân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Công thương – tài chính sẽ phải báo cáo cho chủ thể là Thủ tướng Chính phủ tiến hành xem xét và cho ý kiến cũng như là các biện pháp điều chỉnh giá bán xăng dầu sao cho phù hợp.
1.2. Nguyên tắc quản lí giá xăng dầu:
Có thể nói, nguyên tắc quản lý giá xăng dầu sẽ phải được thực hiện theo các quy định sau đây:
– Giá bán xăng dầu sẽ phải được thực hiện theo cơ chế thị trường và đặt dưới sự quản lý của nhà nước;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là thương nhân đầu mối sẽ có quyền quyết định giá buôn bán sao cho phù hợp với tình hình thực tế, Đồng thời thì thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu sẽ được quyền tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu sao cho phù hợp với nguyên tắc và trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Thương nhân đầu mối cũng sẽ phải có trách nhiệm tham gia quá trình bình ổn giá theo đúng quy định của Chính phủ cũng như được nhà nước bù đáp về những tổn hại và các chi phí hợp lý khi tham gia quá trình bình ổn giá;
– Có thể tiến hành điều chỉnh giá nhiều lần nhưng thời gian giữa hai lần điều chỉnh liên tiếp tối thiểu phải là 15 ngày (áp dụng trong trường hợp tăng giá), và tối đa là 15 ngày (áp dụng trong trường hợp giảm giá);
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của chủ thể là thương nhân đầu mối gửi tới, tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật;
– Căn cứ tình hình kinh tế – xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
2. Một số nội dung cơ bản của việc quản lý giá xăng dầu:
Điều hành và quản lý giá xăng dầu là một câu chuyện phức tạp đòi hỏi sự linh hoạt và khoa học ở mỗi quốc gia. Không có một khuôn mẫu cho việc quản lý điều hành giá xăng dầu, tuy nhiên từ các mô hình của một số quốc gia đang phát triển cũng như thực tế điều hành tại Việt Nam hiện nay thì đều phải đảm bảo các nội dung sau:
– Nhà nước quản lý ngành xăng dầu thông qua các quy định pháp lý cụ thể;
– Quản lý nhà nước tập trung thông qua một cơ chế quản lý, cơ chế này có nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển ngành và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước một cách đặc biệt;
– Nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ giả ở tất cả mọi khâu hoặc bằng can thiệp trực tiếp nhằm ổn định thị trường và tránh những “cú sốc” cho nền kinh tế nhất là khi thị trường dầu mỏ có biến động lớn, nhà nước bảo hộ cho các nhà máy lọc dầu trong nước, bảo hộ cho các doanh nghiệp xăng dầu trong nước trong những giai đoạn nhất định và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này trở nên lớn mạnh nắm giữ những vị trí then chốt trong khu lọc dầu và bán lẻ, chỉ sau khi các doanh nghiệp này đáp ứng được những yêu cầu chiến lược của nhà nước thì nhà nước mới thực thi chính sách mở cửa;
– Chính sách và cơ chế quản lý điều hành nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu vừa chặt chẽ vừa rõ ràng và minh bạch. Mọi thành phần kinh tế đều được tham gia kinh doanh phân phối xăng dầu nếu đủ điều kiện và tuân theo quy định pháp luật. Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước để có những bước đi khác nhau trong quá trình quản lý và điều hành giá xăng dầu.
3. Đánh giá sự cần thiết của chính sách điều hành và quản lí giá xăng dầu:
Mọi nhà nước chấp nhận cơ chế thị trường và muốn phát triển nền kinh tế nước mình vận động theo cơ chế thị trường thì đều phải thực hiện sự điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Điều tiết giá cả của nhà nước là một trong những khâu chính trong hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô tổng thể của nhà nước vì giá cả là phạm trù tổng hợp có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các tham số kinh tế vĩ mô. Xăng dầu cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ngày nay, sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước theo cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan nhằm hạn chế bớt những tác động tiêu cực và khơi dậy những tiềm năng cũng như phát huy thế mạnh sẵn có của thị trường, sự điều tiết giá cả do đó cũng không thể thiếu được. Điều tiết giá cả là một trong những công cụ có tính quyết định đảm bảo sự thành công của các hoạt động điều tiết khác và của hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung của nhà nước. Cơ chế giá hiện nay đang dần chuyển sang cơ chế thị trường, Điều tiết giá cả của nhà nước là hoạt động không thể thiếu được nhầm khắc phục khuyết tịch của thị trường và góp phần khai thác tốt nguồn lực của quốc gia. Đây cũng là một trong những lý do khách quan đòi hỏi nhà nước thực hiện điều tiết giá cả. Trong điều kiện ngày nay, chế độ định giá tự do mặc dù có vai trò tích cực thậm chí là quyết định nhưng nó cũng dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực. Tình trạng dùng các thủ đoạn trong định giá, độc quyền là những hiện tượng đã gây không ít thiệt hại cho các nền kinh tế. Thực tiễn ở các nước kinh tế thị trường cho thấy, nếu để cho thị trường tự do quá nhiều quyền định đoạt giá thì có nguy cơ dẫn đến suy thoái và khủng hoảng. Những khuyết tật của thị trường tự do, các cuộc suy thoái đã làm lung lay nền tảng của nhà nước và bột nhà nước phải tìm cách đối phó bằng con đường kinh tế, đó chính là giá cả. Nhà nước không chỉ tìm cách khắc phục những khuyết tật của chế độ định giá tự do mà còn cần tác động vào giá cả nhằm khai thác hết những tiềm năng của nền kinh tế.
Hơn nữa thì hội nhập kinh tế đang trở thành một xu hướng lớn và tất yếu khách quan. Chính vì vậy chính sách kinh tế của mỗi nước phụ thuộc lớn vào các hoạt động đối ngoại và chính sách kinh tế của các nước khác. Trong điều kiện đó nếu nhà nước không thực hiện điều tiết giá cả thì sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của nhà nước. Mặt khác thì nhà nước sẽ bị thua thiệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại và thị trường hoạt động tự phát của nước này không thể cạnh tranh với thị trường có sự điều tiết của nhà nước khác. Nếu nhà nước không có chính sách trợ giá đối với các công ty còn yếu cho cạnh tranh với công ty nước ngoài hoặc không có hệ thống hàng rào thuế quan thì các doanh nghiệp trong nước cũng không thể tồn tại. Do đó chỉ xét trên quan hệ kinh tế đối ngoại đã thấy sự cần thiết của quá trình điều tiết giá cả. Và đặc biệt thì trong mọi quốc gia, giá xăng dầu là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp khác nhau. Một khi nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân thì việc đấu tranh đòi nhà nước phải điều tiết giá là điều dễ hiểu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của