Bên cạnh việc đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, kết cấu công trình,... thì việc đảm bảo sự ổn định, đầy đủ của chi phí đầu tư xây dựng là đặc biệt quan trọng. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải có sự quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiệu quả. Cùng bài viết tìm hiểu khái niệm và các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Khái niệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?
Quản lý có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung đó là hoạt động các yếu tố tạo thành đó là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.
Chi phí đầu tư xây dựng là toàn bộ những chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.
Như vậy, có thể hiểu quản lý chi phí đầu tư xây dựng đó là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát toàn bộ những chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng công trình xây dựng.
2. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng với các đối tượng nào?
Hiện nay, văn bản trực tiếp hướng dẫn về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng đó là Nghị định số 10/2021/NĐ- CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bên cạnh đó thì các văn bản luật như
Từ quy định về phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP tại Điều 1 , thì có thể hiểu việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng đối với:
– Các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là dự án PPP). Đối với các dự án này, thì hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm việc thực hiện sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; hoạt động định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; hoạt động thanh toán và quyết toán
– Các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế; thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được ký kết.
3. Nguyên tắc quản lý lý chi phí đầu tư xây dựng:
Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được quy định như sau:
Theo quy định của pháp luật. tại Nghị định số 10/2021/NĐ- CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 02 năm 2021, tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng:
“Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132
Theo đó, thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt.
Nguyên tắc này quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong đầu tư và xây dựng dự án đầu tư xây dựng, mỗi chủ thể có những vai trò, và quyền, nghĩa vụ khác nhau, mà có thể phân chia thành chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động liên kết giữa nhiều chủ thể cùng thực hiện, dù là hoạt động đầu tư xây dựng đó được thực hiện trong giai đoạn nào đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu đi những chủ thể nòng cốt đó. Do có nhiều chủ thể cùng thực hiện đó, nên yêu cầu đặt ra các chủ thể cần phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình là điều vô cùng cần thiết, điều này nhằm giảm bớt những rủi ro cũng như việc các bên chủ thể đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động quản lý dự án đầu tư cũng như quản lý chi phí dự án đầu tư.
Nguyên tắc nữa, đó là Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; đồng thời có những quy định về các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc quy định này là hoàn toàn hợp lý, nhằm đưa việc xây dựng dự toán chi phí đầu tư đến việc quản lý, kiểm tra các chi phí đầu tư được dựa trên một tiêu chuẩn chung, tránh những bất cập nếu các hoạt động trong quản lý chi phí đầu tư lại được thực hiện trên các tiêu chuẩn khác nhau gây chồng chéo, không đồng nhất; đồng thời tránh được vấn đề tham ô, tham nhũng trong xây dựng, do các dự án đầu tư có nguồn vốn rất lớn, mà nhiều chủ thể tham gia, nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến việc thất thoát nguồn vốn.
Nguyên tắc tiếp theo, đó là các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù do các chủ thẻ có thẩm quyền như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng,…nhằm xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì trên thực tế có rất nhiều những dự án đặc thù như những dự án vì mục đích chính trị, quốc phòng, an ninh,… thì cần phải có sự bảo mật hay các dự án về hạt nhân, năng lượng nguyên tử,… cũng là những dự án rất đặc thù, nên khi có các văn bản quy định về nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho các dự án đặc thù đó, trừ trường hợp không có những quy định đặc thù thì sẽ áp dụng các quy định chung cho các dự án đầu tư nói chung.
Nguyên tắc các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng,… (các vấn đề, hoạt động liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng) được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Cơ sở của nguyên tắc này đó chính là sự đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đó chính là bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự nên đặt ra điều kiện các dự án, công trình này cần đảm bảo thông tin cũng như các vấn đề, nội dung của dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự an ninh đất nước, chủ quyền quốc gia,… như các báo cáo, lộ trình, tổng dự toán chi phí đầu tư xây dựng,… cần phải có những quy định riêng biệt so với các dự án thông thường.
Thứ năm nguyên tắc dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại các văn bản hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, vì nhìn chung các Chương trình mục tiêu quốc gia đều là dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư, hoặc dự án sử dụng phương thức vay vốn ODA, vay vốn ưu đãi từ nước ngoài- đây là những dự án thuộc điều chỉnh đồng thời quy định về chi phí đầu tư xây dựng và quy định riêng của hình thức dự án nên đương nhiên phải tuân theo những nguyên tắc của hai hệ văn bản pháp luật đó mà không thể bỏ đi hệ thống văn bản nào.
Cuối cùng là các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Các nguyên tắc đầu tư xây dựng nhằm chính là cơ sở để các chủ thể khi thực hiện lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng. Khi thực hiện hoạt động quản lý đầu tư xây dựng thì việc tuân theo các nguyên tắc nhằm giúp cho việc xây dựng, quản lý, điều chỉnh, kiểm soát,… thực hiện chính xác, hiệu quả, ngăn chặn việc tham nhũng, gian lận chi phí đầu tư xây dựng.