Khi thực hiện việc chia thừa kế phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Vậy nguyên tắc pháp luật thừa kế là gì? Các nguyên tắc của luật thừa kế như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc pháp luật thừa kế là gì?
- 2 2. Các nguyên tắc của pháp luật thừa kế tại Việt Nam:
- 2.1 2.1. Nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân:
- 2.2 2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kế:
- 2.3 2.3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản:
- 2.4 2.4. Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình:
1. Nguyên tắc pháp luật thừa kế là gì?
Nguyên tắc pháp luật thừa kế là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế. Thông qua đó góp phần phản ánh bản chất cũng như đặc trưng cơ bản của PLVTK ở nước ta. Vì vậy, từ khi hình thành đến nay, những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở nước ta có sự thay đổi phù hợp với bản chất của nhà nước ở từng giai đoạn lịch sử.
2. Các nguyên tắc của pháp luật thừa kế tại Việt Nam:
Kể từ 1945 đến nay pháp luật thừa kế ở nước ta có những nguyên tắc sau:
2.1. Nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân:
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ.Quy định này đã được khẳng định tại Điều 58 Hiến pháp 1992;
“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.
cơ sở đó Điều 631 Bộ luật dân sự đã xác định rõ nội dung của quyền này. Trước hết đảm bảo cho mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình” đều có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Điều quan trọng là mỗi cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Thậm chí là quyền từ chối di sản thừa kế. Mặt khác nhà nước còn bảo hộ quyền thừa kế, thể hiện trong việc đảm bảo cho mọi công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.
Đặc biệt là “tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không giới hạn về số lượng, giá trị”… Do đó tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết, được nhà nước tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Đây là một nội dung quan trọng đánh dấu sự phát triển mới và là bản chất ưu việt của pháp luật thừa kế ở nước ta.
2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kế:
Nguyên tắc này là sự cụ thể hoá một phần của nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” và Điều 5
Từ sự quy định mang tính khái quát đó, nên trong chế định riêng về thừa kế (phần thứ 4 BLDS và Luật HNGĐ) đã xác định rõ nội dung nguyên tắc này là: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” [13, Điều 632]. “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau” [70, Điều 31] “có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung [70, Khoản 1, Điều 27].
Do vậy khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì “chia đôi”, phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật. Ngay đối với các con, nhà nước ta không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình. Chính vì vậy mà con đẻ, con nuôi, con riêng, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con trai hay con gái, có năng lực và hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự… đều có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ, đều được hưởng thừa kế bằng nhau, nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Tóm lại, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Nó không những phản ánh chế độ chính trị nói chung mà điều quan trọng là nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực về thừa kế, tạo được sự đoàn kết tốt giữa các thành viên trong gia đình, góp phần xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.
2.3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản:
Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng, một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình.
Nội dung của nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt được ghi nhận khá đầy đủ trong
Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia di sản [13, Điều 648].
Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi “ý nguyện” cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào” [13, Điều 662].
Quyền định đoạt của cá nhân để lại di sản được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà còn thể hiện ngay trong việc họ không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi họ chết. Đây cũng là một cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ, mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để lại di sản của họ cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật.
Đối với cá nhân có quyền hưởng di sản, pháp luật nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện, nguyên tắc, thời hạn mà pháp luật đã quy định. Ở nước ta, trước năm 1945 quyền định đoạt của người hưởng di sản bị hạn chế. Theo Điều 376 và Điều 316 Dân luật Bắc kỳ và Điều 308 Dân luật Trung kỳ, những người thừa kế thuộc diện là con, cháu, vợ hay chồng của người chết không có quyền khước từ di sản. Dân luật Trung kỳ chỉ bó buộc vợ hay chồng và con cháu trai phải nhận di sản. ở miền Nam, theo án lệ đã định con không có quyền khước từ di sản của người cha để lại, con cháu của người khước từ không được hưởng di sản do cha mẹ của mình đã khước từ.
Như vậy dưới thời phong kiến, do tục lệ “phụ trái từ hoàn” nên con cháu, vợ hay chồng của người chết bắt buộc nhận lấy tài sản riêng của mình mà trang trải các khoản nợ của người chết không có hạn định. Quyền thừa kế của cá nhân người nông dân chỉ là những “khoản nợ chồng chất” mà các con, cháu của người chết phải gánh chịu. Chỉ khi chính quyền nhân dân được thiết lập thì quyền công dân nói chung và quyền tự định đoạt về thừa kế nói riêng mới được bảo đảm một cách thực tế. Nội dung các nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản và người hưởng di sản ngày càng được bảo đảm, mở rộng cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
2.4. Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình:
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự, đó là:
Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức tốt đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Từ truyền thống đoàn kết trong gia đình, từ mục đích của chế độ hôn nhân và gia đình nước ta nhằm “xây dựng những gia đình dân chủ hoà thuận, hạnh phúc trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ”.Tinh thần đoàn kết tương trợ giữa những người trong gia đình cần được giữ vững ngay cả khi những người trong gia đình chết và vấn đề thừa kế được đặt ra.
Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân trong việc bảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Bằng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật thừa kế ở nước ta đã bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, xoá bỏ tàn tích mà chế độ thừa kế của thực dân phong kiến đã để lại hàng bao đời nay, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân trong lĩnh vực thừa kế nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung.