Cán cân thanh toán (balance of payment – BOP) là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới. Theo quy định tại Việt Nam, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chính là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Dưới đây là nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam:
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam:
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 16/2014/NĐ-CP quy định cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được hiểu là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được lập trên cơ sở nguyên tắc sau đây:
– Việc lập cán cân thanh toán phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
– Đơn vị tiền tệ để lập cán cân thanh toán là đồng đô lã Mỹ (USD).
– Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam sang đồng USD xác định như sau: là bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
– Trường hợp ngoại tệ không phải là USD thì thực hiện quy đổi sang USD như sau:
+ Thực hiện quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo.
+ Sau khi quy đổi sang VNĐ, việc quy đổi sang USD sẽ được thực hiện theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
– Nguyên tắc xác định giá trị của giao dịch là xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
– Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
2. Nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán bao gồm?
Thứ nhất, các hạng mục chính của cán cân thanh toán gồm có:
– Cán cân vãng lai: gồm các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai.
– Cán cân vốn: gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân.
– Cán cân tài chính: gồm toàn bộ giao dịch giữa những người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.
– Lỗi và sai sót: được hiểu là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể.
– Cán cân thanh toán tổng thể: xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
Thứ hai, nội dung chi tiết của các hạng mục chính của cán cân thanh toán:
Chỉ tiêu | Quý I | Quý II | Quý III | Quý IV | Cả năm |
A. Cán cân vãng lai |
|
|
|
|
|
Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b |
|
|
|
|
|
Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b |
|
|
|
|
|
Hàng hóa (ròng) |
|
|
|
|
|
Dịch vụ: Xuất khẩu |
|
|
|
|
|
Dịch vụ: Nhập khẩu |
|
|
|
|
|
Dịch vụ (ròng) |
|
|
|
|
|
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Thu |
|
|
|
|
|
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Chi |
|
|
|
|
|
Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng) |
|
|
|
|
|
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu |
|
|
|
|
|
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi |
|
|
|
|
|
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng) |
|
|
|
|
|
B. Cán cân vốn |
|
|
|
|
|
Cán cân vốn: Thu |
|
|
|
|
|
Cán cân vốn: Chi |
|
|
|
|
|
Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn |
|
|
|
|
|
C. Cán cân tài chính |
|
|
|
|
|
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có |
|
|
|
|
|
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Đầu tư trực tiếp (ròng) |
|
|
|
|
|
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có |
|
|
|
|
|
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ |
|
|
|
|
|
Chứng khoản nợ |
|
|
|
|
|
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ |
|
|
|
|
|
Chứng khoán nợ |
|
|
|
|
|
Đầu tư gián tiếp (ròng) |
|
|
|
|
|
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản có |
|
|
|
|
|
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng) |
|
|
|
|
|
Đầu tư khác: Tài sản có |
|
|
|
|
|
Tiền và tiền gửi |
|
|
|
|
|
Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài |
|
|
|
|
|
Ngắn hạn |
|
|
|
|
|
Dài hạn |
|
|
|
|
|
Tín dụng thương mại và ứng trước |
|
|
|
|
|
Các khoản phải thu/phải trả khác |
|
|
|
|
|
Đầu tư khác: Tài sản nợ |
|
|
|
|
|
Tiền và tiền gửi |
|
|
|
|
|
Vay, trả nợ nước ngoài |
|
|
|
|
|
Ngắn hạn |
|
|
|
|
|
Dài hạn |
|
|
|
|
|
Tín dụng thương mại và ứng trước |
|
|
|
|
|
Các khoản phải thu/phải trả khác |
|
|
|
|
|
Đầu tư khác (ròng) |
|
|
|
|
|
D. Lỗi và Sai sót |
|
|
|
|
|
E. Cán cân tổng thể |
|
|
|
|
|
F. Dự trữ và các hạng mục liên quan |
|
|
|
|
|
Tài sản dự trữ |
|
|
|
|
|
Tín dụng và vay nợ từ IMF |
|
|
|
|
|
Tài trợ đặc biệt |
|
|
|
|
|
3. Thời hạn lập cán cân thanh toán như thế nào?
Theo quy định, cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý và năm.
(i) Thời hạn thực hiện báo cáo cán cân thanh toán như sau:
– Cán cân thanh toán quý: được lập và phân tích trong thời hạn là 45 ngày tính từ khi kết thúc quý báo cáo.
– Cán cân thanh toán năm: lập và phân tích trong vòng 60 ngày tính từ khi kết thúc năm báo cáo.
(ii) Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước:
– Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán:
+ Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán quý và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước cho Ngân hàng Nhà nước: cung cấp chậm nhất là vào ngày 30 tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo.
+ Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán năm và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước cho Ngân hàng Nhà nước: cung cấp chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo ngay sau năm báo cáo.
– Thời hạn để cung cấp thông tin, số liệu dự báo cán cân thanh toán: chậm nhất là vào ngày 10 tháng 9 của năm trước liền kề, thông tin, số liệu phục vụ việc dự báo cán cân thanh toán năm phải được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước.
4. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý cán cân thanh toán:
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước phải có trách nhiệm sau:
– Chủ trì phối hợp với các Bộ định kỳ phải thu thập thông tin, số liệu lập và phân tích cán cân thanh toán.
– Thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cung cấp cho các Bộ liên quan báo cáo cán cân thanh toán theo định kỳ.
– Tổ chức thu nhận các thông tin, số liệu và dự báo hạng mục về chuyển giao vãng lai bằng tiền của khu vực tư nhân; vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh; đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng VND mở tại tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngoại hối; các loại tiền và tiền gửi; dự trữ ngoại hối nhà nước.
– Thực hiện đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Chính phủ việc thực hiện cung cấp thông tin của các tổ chức theo quy định.
Thứ hai, Các bộ liên quan phải có trách nhiệm sau:
– Có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng nhà nước những thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình; các giải pháp ổn định cán cân thanh toán liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đó.
– Trách nhiệm của Bộ tài chính: cung cấp thông tin phân tích diễn biến và dự báo hoạt động chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, đầu tư gián tiếp nước ngoài.
– Trách nhiệm của Bộ công thương: cung cấp thông tin phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.
– Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 16/2014/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: