Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước? Hình thức thanh tra? Nguyên tắc hoạt động thanh tra? Tổ chức thanh tra theo các cấp
Theo quy định của pháp luật hiện hành về Luật Thanh tra thì hoạt động thanh tra là một hoạt động có tầm quan trọng cao. Thực hiện các quy định về hoạt động thanh tra phải dựa trên cơ sở kế thừa những quy định và phù hợp với pháp luật hiện hành đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chui trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định Số:
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước
Căn cứ vào Luật thanh tra quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
d) Thanh tra sở;
đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình trực tiếp thực hiện, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành trình tự thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.1. Mục đích hoạt động thanh tra
– Mục đích của hoạt động thanh tra là để phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để có những kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật một cách nhanh nhất và chính xác;
– Hoạt động thanh tra là hoạt động nhằm giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; có thể phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2. Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước
Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước được quy định tại Luật thanh tra: Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức thanh tra
Thứ nhất, Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao
Pháp luật thanh tra cần quy định cụ thể về tính chất, mức độ vi phạm pháp luật làm căn cứ tiến hành thanh tra; để xác định được rõ các yêu cầu, nhiệm vụ của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Quy định hiện hành về thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra đột xuất của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước vô hình chung đã hạn chế việc ra quyết định thanh tra đột xuất của Chánh Thanh tra các cấp, các ngành:
+ Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
+ Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra
– Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
– Là hoạt động thanh tra thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thường xuyên là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập.
Thứ hai, Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt
Áp dụng biện pháp thanh tra theo kế hoạch vào thực thế cho thấy, việc xây dựng và thực hiện hình thức thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất đã bộc lộ ra được nhiều vấn đề cần khắc phục. Tại cơ quan Thanh tra Chính phủ, kế hoạch thanh tra hàng năm được chia làm 02 phần là kế hoạch thanh tra chính thức và kế hoạch thanh tra dự phòng; còn tại các cơ quan Thanh tra các tỉnh, thành phố, thì việc thanh tra theo kế hoạch thường chiếm tỷ lệ không nhiều, trong đó Thanh tra Sở chủ yếu thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch.
Thứ ba, quy định Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Trong pháp luật thanh tra hiện hành cần phải quy định hình thức thanh tra và các yếu tố có liên quan đến hình thức thanh tra: gồm các yếu tố về nguyên tắc hoạt động thanh tra, mục đích thanh tra, chức năng thanh tra (nêu ở mục 1) và nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra.
Áp dụng nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra vào hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra theo kế hoạch, còn đối với các cuộc thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp mà có nội dung rộng, tính chất phức tạp thì cần có thời hạn thanh tra dài hơn
Thứ tư, Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Căn cứ vào Luật thanh tra 2010 quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra như sau:
– Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
Nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra được áp dụng với hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra theo kế hoạch
Đối với thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có nội dung rộng, tính chất phức tạp thì cần có thời hạn thanh tra dài hơn
– Tiến hành thanh tra phải không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
4. Tổ chức thanh tra theo các cấp
4.1. Tổ chức của Thanh tra bộ
– Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
– Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ.
– Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
4.2. Tổ chức của Thanh tra tỉnh
– Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
– Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.
– Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
4.3 .Tổ chức của Thanh tra sở
– Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
– Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.
– Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
4.4. Tổ chức của Thanh tra huyện
– Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
– Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.
– Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.
Như vậy, tổ chức Thanh tra sẽ khác nhau khi được phân theo các cấp từ Thanh tra Bộ, Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở cuối cùng là Thanh tra Huyện ; tổ chức Thanh tra sẽ thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình tương ứng với các cấp