Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được đóng tiếp không?
Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được đóng tiếp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đã nghỉ việc ở công ty cũ từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 đi làm ở công ty mới. Vậy sau khi tôi nộp sổ bảo hiểm thì công ty mới sẽ đóng tiền bảo hiểm xã hội cho tôi như thế nào? Hai công ty đóng hai mức khác nhau đúng không? Thời gian tôi không đi làm thì tôi sẽ phải tự đóng hay công ty mới đóng ? Cảm ơn Luật sư.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bảo hiểm xã hội 2014;
– Quyết định
2. Luật sư tư vấn:
Sau khi nghỉ việc tại công ty cũ, nay bạn làm việc tại công ty mới thì công ty mới tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn trên cuốn sổ cũ, kể từ thời điểm được chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:
"- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội."
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc vào tiền lương tháng của bạn làm tại từng công ty, vì lương tháng của bạn ở hai công ty là hai mức lương khác nhau, nên mức đóng bảo hiểm xã hội cũng khác nhau.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
Hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất được quy định tại
"+ Người sử dụng lao động đóng 18%
+ Người lao động đóng 8%"
Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm xã hội cụ thể của bạn sẽ bằng 8% của tiền lương tháng của bạn tại nơi bạn làm việc, còn lại 18% do người sử dụng lao động đóng.
Do bạn đã nghỉ việc và không đi làm tại đơn vị nào, nên không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014. Vì vậy, khi nghỉ việc tại đơn vị đầu tiền, đơn vị đó phải báo giảm người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Nếu bây giờ bạn muốn đóng bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian 6 tháng nghỉ việc thì bạn có thể tham gia bảo hiểm tự nguyện để thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được liên tục.