Giáo dục tiểu học là gì? Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là gì? Các nguyên tắc đánh giá kiểm tra học sinh tiểu học? Nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông được chia thành ba cấp học đó là giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Trong quá trình học tập, các giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá việc học tập của các học sinh. Hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh phải tuân theo những nguyên tắc do Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về các nguyên tắc trong kiểm tra, đánh giá học sinh cấp tiểu học.
Luật sư
1. Giáo dục tiểu học là gì?
Như ở trên đã viết và trong
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; (điểm a, Khoản 1 Điều 28
2. Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đánh giá học sinh tiểu học, thì “Đánh giá học sinh tiểu học” là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học. (Khoản 1 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học).
Như vậy, đánh giá học sinh tiểu học hiểu đơn giản là hoạt động do các giáo viên tiến hành, dựa trên quá trình học tập trên lớp của học sinh, dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh,… để đưa ra những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của học sinh, từ đó hướng dẫn, chỉ bảo để học sinh học tập, rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân.
Hoạt động đánh giá học sinh tiểu học được tiến hành là đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá định kỳ học sinh. Trong đó, đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học. Hoạt động đánh giá thường xuyên giúp cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để học sinh, giáo viên kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Còn đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. (Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học).
Như vậy, có thể thấy đánh giá thường xuyên được áp dụng ngay trong các giờ học trên lớp, các giáo viên thông qua hoạt động giảng dạy, tương tác với học sinh, cũng như việc thực hiện bài tập của học sinh,… để có những đánh giá học sinh kịp thời. Còn hoạt động đánh giá định kỳ được thể hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thi như bài kiểm tra 1 tiết, thi giữa học kỳ, thi cuối kỳ,…
3. Các nguyên tắc đánh giá kiểm tra học sinh tiểu học
Nguyên tắc là những quy tắc xử sự chung điều chỉnh các mối quan hệ xung quanh theo những quan điểm tư tưởng nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Như vậy, nguyên tắc đánh giá kiểm tra học sinh tiểu học chính là cơ sở, nền tảng khi mà các giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học phải tuân theo. Các nguyên tắc này đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học.
Hiện nay, trong Quy định Đánh giá học sinh tiểu học được ban hành trong Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT không sử dụng tên “Nguyên tắc đánh giá” mà thay thế vào đó là sử dụng tên “Yêu cầu đánh giá” được quy định tại Điều 4 của Quy định Đánh giá học sinh tiểu học. Cụ thể, tại Điều 4 này quy định như sau:
“Điều 4. Yêu cầu đánh giá
1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.”
Theo đó, đánh giá học sinh tiểu học cần phải đáp ứng các yêu cầu cần đạt được của mỗi môn học, các giáo viên dựa trên những biểu hiện của học sinh thể hiện trong từng môn học mà đánh giá. Không chỉ dừng lại trong phạm vi từng môn học, thì đánh giá học sinh tiểu học còn phải căn cứ vào những biểu hiện phẩm chất cũng như năng lực toàn diện của học sinh so với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tiểu học đặt ra. Hoạt động đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá học sinh tiểu học coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực của học sinh và khuyến khích học sinh vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; hoạt động đánh giá này cũng vì giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
Trong quá trình học tập, giáo viên và bạn bè trong lớp đánh giá kết quả học tập của học sinh, đồng thời xem xét đến sự tiến bộ của học sinh và xem xét sự cố gắng, vượt khó của các học sinh trong hoàn cảnh của học sinh đó.
Hoạt động đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong quá trình học tập giáo viên có thể quan sát quá trình học tập của các học sinh đồng thời có thể tạo ra các môi trường vui chơi để tạo sự phát triển toàn tiện cho học sinh mặt khác cũng để đánh giá phẩm chất đạo đức, ý thức của các học sinh.
Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. Trong quá trình học tập học sinh không chỉ được sự quan tâm từ phía thầy cô, bạn bè mà còn được sự quan tâm từ bố mẹ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này thì các học sinh chủ yếu ở trên trường lớp nên được sự quan tâm từ phía thầy cô, nhà trường là chủ yếu nên ngoài việc đánh giá của gia đình, bạn bè thì cần phải có đánh từ phía thầy cô là rất quan trọng. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
4. Nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học
Tại Quy định đánh giá học sinh tiểu học thì nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá được quy định tại Điều 5.
Nội dung đánh giá học sinh tiểu học: Hoạt động đánh giá h có sinh tiểu học bao gồm việc đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình đồng thời thực hiện đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Như vậy, nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao quát từ năng lực học tập đến các năng lực khác của học sinh.
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
Phương pháp quan sát, trong phương pháp này, giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh.
Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh, các giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
Phương pháp vấn đáp phương pháp này được thực hiện thông qua việc giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin từ đó đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Cuối cùng là phương pháp kiểm tra viết, trong phương pháp này, các giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.