Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Bài tập học kỳ môn Lý luận nhà nước và pháp luật 8 điểm.
Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay
MỞ ĐẦU
Việc tìm hiểu nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật có ý nghĩa lí luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đối việc xây dựng và hoàn thiện công cụ quyền lực cao nhất của nhà nước. Việc áp dụng nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam có vai trò là phương tiện pháp lí đặc thù để đưa pháp luật vào cuộc sống trong điều kiện phát huy quyền tự chủ của tất cả các chủ thể trong xã hội. Hơn bất kì hoạt động thực hiện pháp luật nào, xây dựng và ban hành pháp luật cần dựa trên các nguyên tắc khoa học, đặc biệt là phải dựa trên nguyên tắc dân chủ. Có như vậy mới đưa được đất nước đi lên, phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
NỘI DUNG
I. Khái niệm:
1. Khái niệm về xây dựng pháp luật:
Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định nhằm ban hành ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước. Xây dựng pháp luật là một quá trình hoạt động vì nó bao gồm nhiều hoạt động, từ việc thừa nhận các quy phạm xã hội có sẵn, các án lệ đến việc sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật và xây dựng, ban hành ra các quy phạm pháp luật mới.
2. Khái niệm nguyên tắc xây dựng pháp luật
Nguyên tắc xây dựng pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát những sự việc khách quan liên quan đến quá trình nâng ý chí nhà nước lên thành pháp luật. Đây là những cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình ban hành, sửa đổi hay bãi bỏ các quy phạm pháp luật phải nghiêm chỉnh tuân theo. Hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay được tiến hành theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hai là nguyên tắc khách quan.
Ba là nguyên tắc khoa học.
Bốn là nguyên tắc dân chủ.
Năm là nguyên tắc pháp chế.
Sáu là nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các lực lượng xã hội.
3. Khái niệm về nguyên tắc dân chủ
Đây là nguyên tắc đòi hỏi trong quá trình xây dựng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền phải tạo điều kiện cho nhân dân có thể tham gia một cách đông đảo và rộng rãi vào quá trình thảo luận các quy phạm pháp luật dự thảo. Điều này vừa có thể đảm bảo cho pháp luật thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, vừa tạo điều kiện cho nhân dân tìm hiểu và hiểu được nội dung các quy định của pháp luật, nhất là các quy định có liên quan tới các hoạt động hàng ngày của họ, nhờ đó góp phần làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm túc hơn, đồng thời nâng cao hơn ý thức pháp luật của nhân dân.
>>> Luật sư