Pháp luật thực hiện hợp đồng lao động là gì? Các nguyên tắc pháp luật thực hiện hợp đồng lao động? Đặc điểm của pháp luật thực hiện hợp đồng lao động?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật thực hiện hợp đồng lao động là gì?
Ngoài việc không ngừng xây dựng, hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước còn phải tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Sau khi được ban hành, pháp luật phải được các chủ thể tiếp nhận, tôn trọng và tự giác thực hiện. Vì thế, thực hiện pháp luật là quá trình các chủ thể khi gặp phải tình huống, sự kiện mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, từ nhận thức, chuyển hóa chúng vào tình huống cụ thể bằng cách thực hiện hành vi hợp pháp theo quy định hoặc không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, thực hiện pháp luật còn là nghĩa vụ của tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân và được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau.
Theo định nghĩa tại Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội thì “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể”. Giáo trình Nhà nước và Pháp luật đại cương của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội cũng định nghĩa “Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống”. Vì vậy, bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu của pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật và các nguyên tắc pháp luật vào trong hành vi cụ thể của các chủ thể.
Pháp luật về thực hiện Hợp đồng lao động thuộc hệ thống pháp pháp luật lao động của nhà nước, là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ Hợp đồng lao động của các cá nhân, tổ chức, góp phần giúp quan hệ lao động được diễn ra ổn định, hài hòa. Vì vậy, có thể hiểu thực hiện Hợp đồng lao động là những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ Hợp đồng lao động nhằm làm cho các điều khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực.
2. Các nguyên tắc pháp luật thực hiện hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động có hiệu lực sẽ trở thành “luật” giữa các bên trong quan hệ lao động, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho mỗi bên. Ở một khía cạnh nào đó, quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động tưởng chừng đối lập. Song quyền và lợi ích hợp của mỗi bên chỉ được thực hiện khi được bên còn lại thực hiện đầy đủ, đúng quy định; việc một hoặc các bên trong quan hệ lao động không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ sẽ gây thiệt hại cho bên còn lại hoặc cho cả hai bên.
Trên thực tế, Hợp đồng lao động không được thực hiện không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các bên trong hợp đồng, mà có thể là mầm mống gây ra những hậu quả xấu trong xã hội. Có thể nói, giao kết Hợp đồng lao động chỉ là bước khởi đầu, còn thực hiện Hợp đồng lao động là giai đoạn then chốt khi các bên trong quan hệ hợp đồng hiện thực hóa các thỏa thuận của mình. Do đó, thực hiện pháp luật về Hợp đồng lao động cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Nguyên tắc thực hiện đúng, đủ các điều khoản, nội dung của Hợp đồng lao động :
Quá trình thực hiện Hợp đồng lao động là việc thực thi các thỏa thuận, cam kết của các bên trong thực tế. Nếu giao kết Hợp đồng lao động là sự thống nhất của các bên tại một thời điểm xác định thì thực hiện Hợp đồng lao động là một quá trình kéo dài, phức tạp đối với các bên, bởi việc thực hiện Hợp đồng lao động chịu rất nhiều tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Việc các bên trong quan hệ hợp đồng thực hiện đúng và đủ các điều khoản, nội dung đã cam kết là sự tôn trọng những thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng khi giao kết hợp đồng. Việc một trong các bên vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến việc vi phạm Hợp đồng lao động và trách nhiệm pháp lý kèm theo.
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với bên không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định hoặc thỏa thuận hợp đồng; bên vi phạm phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ hành vi vi phạm đã gây ra.
Tuy nhiên, như đã phân tích việc thực hiện Hợp đồng lao động diễn ra trong suốt thời hạn hợp đồng, thực tế có thể vì rất nhiều lý do khách quan, chủ quan khác nhau mà các bên không thể thực hiện được các thỏa thuận của mình, nên trong một chừng mực nhất định các bên có thể thỏa thuận thay đổi nội dung Hợp đồng lao động đã ký kết để tiếp tục duy trì quan hệ lao động giữa các bên để đạt được mục tiêu đặt ra.
(2) Nguyên tắc thiện chí trong thực hiện Hợp đồng lao động:
Thiện chí là một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng không chỉ trong quan hệ Hợp đồng lao động mà còn được thừa nhận ở rất nhiều quan hệ hợp đồng khác. Thiện chí là một thuật ngữ trừu tượng, tuy nhiên do việc xác lập Hợp đồng lao động dựa trên quyền tự nguyện, tự do ý chí của các bên nên pháp luật lao động đặc biệt nhấn mạnh đến cách thức hành xử giữa Người lao động và Người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động .
Các bên phải tạo điều kiện, cùng hợp tác, thống nhất để tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng lao động . Mỗi bên không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại, của Nhà nước và xã hội. Ngoài ra, nguyên tắc thiện chí đòi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để hỗ trợ, khắc phục những rủi ro, bất lợi trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động .
Tuy nhiên việc xác định một cách cụ thể, chính xác sự thiện chí của các bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động thường thiếu các dấu hiệu pháp lý nhận biết, pháp luật chỉ quy định chung. Vì thế, đây là một trong những nguy cơ làm rạn nứt mối quan hệ hợp tác và phát sinh những tranh chấp trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động .
3. Đặc điểm của pháp luật thực hiện hợp đồng lao động:
Sau khi Hợp đồng lao động được các bên đã giao kết dưới một hình thức nhất định phù hợp theo quy định và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các nội dung mà pháp luật lao động yêu cầu, thì Hợp đồng lao động có hiệu lực bắt buộc đối với các bên (Điều 23 Bộ luật lao động ). Nghĩa là từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Theo nội dung của Hợp đồng lao động , các bên lần lượt tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng với tính chất đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức mà nội dung của hợp đồng đã xác định.
Vì vậy, thực hiện Hợp đồng lao động là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền tương ứng của bên kia. Việc thực hiện Hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc cơ bản để một hợp đồng được diễn ra như các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng công việc phải làm, địa điểm, mức lương, chế độ và quyền lợi của mỗi bên….và các thỏa thuận được hai bên thống nhất dựa trên sự trung thực, hợp tác trên tinh thần có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. Và một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng là các bên khi thực hiện hợp đồng không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, đạo đức xã hội.
Từ sự phân tích trên, thực hiện pháp luật Hợp đồng lao động gồm có 02 đặc điểm cơ bản:
Chủ thể thực hiện những hành vi, xử sự hợp pháp theo quy định của pháp luật Hợp đồng lao động
Thực hiện pháp luật Hợp đồng lao động có thể là những hành vi, xử sự mang tính thụ động hoặc chủ động. Thực hiện pháp luật mang tính chủ động được thông qua hành vi cụ thể như Người lao động phải tự mình thực hiện công việc, được quyền đề nghị Người sử dụng lao động tạm hoãn thực hiện Hợp đồng lao động trong một số trường hợp cụ thể hoặc được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động theo quy định. Hoặc thực hiện pháp luật mang tính thụ động là chủ thể không thực hiện các hành vị mà pháp luật cấm như Người sử dụng lao động không giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của Người lao động . Xác định thực hiện pháp luật Hợp đồng lao động bằng hành vi là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý đối với mỗi bên trong quan hệ hợp đồng.
Thực hiện pháp luật Hợp đồng lao động có thể được tiến hành thực hiện bởi những chủ thể khác nhau với những cách thức khác nhau.
Trong lĩnh vực pháp luật lao động, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm Nhà nước, Người sử dụng lao động và Người lao động với vị trí, vai trò và cách thức khác nhau. Nhà nước thiết lập công cụ quản lý lao động thông qua bộ máy nhà nước và chủ yếu sử dụng pháp luật tác động mang tính định hướng lên Người lao động , Người sử dụng lao động và các chủ thể có liên quan người lao động, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan để điều chỉnh và hướng hành vi của các chủ thể này phù hợp với lợi ích chung trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích của Người lao động , Người sử dụng lao động.
Nhà nước quy định cho các bên trong quan hệ Hợp đồng lao động được quyền tự do thương lượng, thỏa thuận các điều khoản liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên trong khung giới hạn quy định, điều này khác với sự can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực dân sự, thương mại, hay nói cách khác, khung pháp lý cho sự thoả thuận các nội dung trong Hợp đồng lao động hẹp hơn rất nhiều so với khung pháp lý cho sự thoả thuận các nội dung trong hợp đồng dân sự,
Khi xuất hiện mâu thuẫn, xung đột giữa các bên, Nhà nước đóng vai trò trọng tài thông qua việc sử dụng các công cụ điều tiết: hướng dẫn các bên tự đối thoại, thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc xét xử tại tòa án. Hoặc để đảm bảo việc thực thi pháp luật Hợp đồng lao động , Nhà nước có thể thông qua các cơ của chính mình thông qua thời gian làm việc được các bên thống nhất. Như vậy, cái mà Người sử dụng lao động mong muốn tìm kiếm từ Người lao động chính là công việc (việc làm) nhằm mang lại lợi ích cho cả 2 bên, việc làm là đối tượng của Hợp đồng lao động là việc làm được định giá bằng tiền công hoặc tiền lương.
Khi Người lao động hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn, yêu cầu của Người sử dụng lao động thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả công theo thỏa thuận với Người lao động mà không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, lợi nhuận của Người sử dụng lao động . Việc xác định đối tượng của Hợp đồng lao động là việc làm có trả công, không chỉ có ý nghĩa trong việc đưa ra một trong những căn cứ để phân biệt Hợp đồng lao động với các loại hợp đồng khác có nội dung tương tự, mà còn có ý nghĩa với chính quan hệ Hợp đồng lao động , như trường hợp xác định chủ thể là Người sử dụng lao động trong quan hệ cho thuê/mượn nhân công, cho thuê lại lao động… khi xảy ra các sự kiện pháp lý.
Thứ ba, Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện
Đặc điểm này được thừa nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý, xuất phát từ bản chất của quan hệ Hợp đồng lao động là thỏa thuận mua bán sức lao động của Người lao động hay việc làm cụ thể được xác định, vì vậy Người lao động phải tự mình thực hiện, không thể chuyển giao cho người khác thực hiện thay mình.
Trong quan hệ lao động, các bên chú trọng đến toàn bộ quá trình lao động của Người lao động trong môi trường có sự chuyên môn hóa và hợp tác. Vì vậy, trong quan hệ Hợp đồng lao động , Người sử dụng lao động không chỉ lựa chọn Người lao động theo tay nghề, trình độ mà còn dựa vào yếu tố nhân thân, thái độ của Người lao động . Chính vì thế, Người lao động phải trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình lao động theo thỏa thuận, không được chuyển giao cho bên thứ ba, cũng không để lại nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng lao động cho người thừa kế. Đây cũng là điểm khác biệt giữa Hợp đồng lao động với các hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại, bởi bên cung cấp dịch vụ có thể ủy quyền hoặc thuê bên thứ ba thực hiện nhiệm cụ của mình.
Người sử dụng lao động thiết lập các công cụ quản lý lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình trên cơ sở quy định của pháp luật. Công cụ quản lý lao động của Người sử dụng lao động bao gồm các văn bản do Người sử dụng lao động đơn phương ban hành như nội quy lao động, quy định, quyết định và các văn bản được thiết lập dựa trên cơ sở thoả thuận với Người lao động , tập thể lao động như thoả ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động và các thoả thuận khác.
Trong đó, Hợp đồng lao động là công cụ quản lý lao động hữu hiệu nhất của Người sử dụng lao động, khi các quy định của pháp luật đều ở mức tối thiểu về quyền lợi, tối đa về nghĩa vụ thì quyền, lợi ích, nghĩa vụ cụ thể của Người lao động trong Hợp đồng lao động do Người sử dụng lao động quyết định. Vì vậy, để duy trì, ổn định quan hệ lao động và bảo vệ lợi ích của cả hai bên, nhất là lợi ích của Người lao động , pháp luật lao động hiện hành đã giới hạn quyền quản lý lao động của Người sử dụng lao động trong Hợp đồng lao động . Theo đó, các vấn đề về nội dung, hình thức, thời hạn, nguyên tắc ký kết, thời giờ làm việc, tiền lương, bảo hiểm, các trường hợp thay đổi, tạm hoãn hoặc chấm dứt… được quy định cụ thể tại các điều khoản của Bộ luật lao động 2019.
Người lao động thông qua Hợp đồng lao động được giao kết với Người sử dụng lao động để thiết lập nên quan hệ hợp đồng, khi đó Người lao động trở thành người bị quản lý. Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các chế độ liên quan đến Người lao động , đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội, bởi các yếu tố về tiền lương thể hiện trong Hợp đồng lao động là điều kiện quan trọng để xác định mức đóng bảo hiểm xã hội của Người lao động và được sử dụng như là cơ sở căn bản để tính toán mức đóng và mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của Người lao động.
Đồng thời, Hợp đồng lao động cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên trong quan hệ lao động. Đặc biệt, Hợp đồng lao động bằng văn bản vừa đóng vai trò là chứng cứ chứng minh, vừa đóng vai trò là “quy phạm” để giải quyết các vụ việc tranh chấp giữa Người lao động và Người sử dụng lao động .
Phải thỏa thuận và được sự đồng ý của Người lao động khi thay đổi địa điểm làm việc, hoặc Người sử dụng lao động phải thực hiện hành vi thông báo cho Người lao động trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu tạm thời chuyển Người lao động làm công việc khác với Hợp đồng lao động trong một số trường hợp theo quy định.
Sử dụng pháp luật thực hiện hợp đồng lao động
Sử dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật, theo đó các chủ thể được thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép. Đặc thù của hình thức sử dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện những việc mà pháp luật cho phép, không ai có thể áp đặt, bắt buộc một cá nhân phải sử dụng các quyền của mình.
Theo đó, sử dụng pháp luật thực hiện Hợp đồng lao động được hiểu là các chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép trong quan hệ Hợp đồng lao động . Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Ví dụ: Người lao động có quyền không đồng ý tạm thời làm công việc khác dưới 60 ngày so với Hợp đồng lao động nếu Người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ báo trước. Trường hợp này, Người lao động đã sử dụng quyền được nhận thông báo của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Áp dụng pháp luật thực hiện hợp đồng lao động
Pháp luật thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội đạt hiệu quả cao nhất khi các quy định được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện bởi các chủ thể không muốn thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nếu thiếu một cơ chế giám sát. Điều này rất cần sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó hoạt động áp dụng pháp luật. Lý do có thể là các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Áp dụng pháp luật thực hiện Hợp đồng lao động là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, chỉ do những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. Áp dụng pháp luật thực hiện Hợp đồng lao động có hình thức thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật Hợp đồng lao động , ví dụ như các quy định về giải quyết tranh chấp lao động.