Viện kiểm sát nhân dân đóng vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự để thực hành quyền công tố. Đảm bảo hoạt động điều tra, xét xử được công bằng, minh bạch. Vậy công tố là gì? Quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Công tố là gì?
Công tố là quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối với người phạm tội, do đó, đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Ở Việt Nam quyền công tố được giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Đây là một trong những quyền hiến định được giao cho lực lượng Kiểm sát viên nhân dân: Tại Khoản 1, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và Điều 2
2. Chức năng thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân:
Về bản chất, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự (Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
Nội dung thực hành quyền công tố:
Trong quá trình tố tụng hình sự, hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:
– Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh.
– Truy tố bị can ra trước
– Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.
Về phạm vi thực hành quyền công tố:
Tại Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 xác định: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố của mình trong những lĩnh vực sau:
– Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm.
– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
– Điều tra một số loại tội phạm
– Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Ý nghĩa công tác thực hành quyền công tố:
Từ bản chất, nội dung, phạm vị hoạt động thực hành quyền công tố nêu trên có thể thấy công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm:
– Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
– Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật.
– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất qua đó bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra:
Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra cụ thể như sau
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
3. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;
5. Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
4. Nguyên tắc công tố trong tố tụng hình sự:
Theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, nguyên tắc công tố trong tố tụng hình sự được xác định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định”.
Trong tố tụng hình sự, khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án khi có những dấu hiệu phạm tội là thuộc về quyền và trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Xuất phát từ lợi ích công (lợi lích của Nhà nước và xã hội) mà không phụ thuộc vào ý chí và lợi ích của tổ chức, cá nhân riêng rẽ nào, cơ quan có thẩm quyền tố tụng tiến hành khởi tố vụ án, làm khởi động toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Tính chính thống đó là yếu tố hạt nhân quan trọng nhất nói lên bản chất của tố tụng hình sự như là một hệ thống quan hệ quyền lực công và các quan hệ luật công (công pháp). Trong quan hệ đó, những cơ quan và người đại diện cho Nhà nước chính thức truy tố người bị coi là phạm tội ra trước
Một nội dung khác của nguyên tắc công tố là việc duy trì quyền công tố trước Tòa án. Nội dung trên được xác định tại Khoản 1 Điều 23, theo đó, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa án.
Cũng như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công tố là nguyên tắc đặc trưng của hệ thống tố tụng hình sự thẩm vấn vì quan niệm truyền thống của hệ thống này đặt cơ quan tố tụng hình sự ở vị trí chủ động trong việc quyết định cục diện cũng như kết cục của tố tụng hình sự.
Nguyên tắc truy tố là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện quá trình tố tụng. Dựa trên tính khách quan nó thì nguyên tắc truy tố trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và lợi ích của Nhà nước.