Bảo hộ quyền tác giả là việc cơ quan có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm, ghi nhận bằng văn bằng bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ. Vậy nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả:
Cân bằng lợi ích là sự cân xứng giữa quyền lợi của các bên ở trong một mối quan hệ được pháp luật điều chỉnh. Từ khi nhân loại đã có nhận thức về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì nguyên tắc này đã được ra đời. Ngay trong trong đạo luật đầu tiên về quyền tác giả là Đạo luật Anne 1710, những nhà lập pháp đã quy định về tính độc quyền của quyền tác giả song đây cũng không hẳn là một sự độc quyền mang tính tuyệt đối. Họ đã thấy rằng lợi ích cá nhân luôn phải được đặt lên bàn cân với các lợi ích của tập thể, do đó những nhà làm luật phải cân đo đong đếm làm sao để vừa bảo vệ được lợi ích của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng vừa đảm bảo được lợi ích của xã hội được tiếp cận sử dụng tác phẩm đó.
Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì giá trị của các tác phẩm ngày càng cao hơn, pháp luật đứng trước bài toán phải làm sao để vừa bảo vệ tính toàn vẹn của quyền tác giả đứng trước các nguy cơ bị xâm phạm bởi tốc độ số hóa của xã hội đồng thời là phải có giải pháp để giúp công chúng tiếp cận và khai thác những tác phẩm đó. Rõ ràng có thể thấy được những tác phẩm được tạo lên từ sự sáng tạo của trí óc và sự lao động miệt mài hoặc là phải bỏ ra một chi phí thích đáng để nắm giữ quyền sở hữu. Do vậy mà việc bảo hộ quyền tác giả sẽ kích thích sự sáng tạo, đảm bảo được một cộng đồng sở hữu trí tuệ an toàn cho những tác giả, chủ sở hữu tác phẩm từ đó thúc đẩy được sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Tuy nhiên nếu như chỉ chăm chăm bảo vệ cho tác giả, các chủ sở hữu tác phẩm thì vô hình chung là sẽ tạo ra sự lạm dụng độc quyền của tác giả. Việc độc quyền sẽ dẫn đến việc tăng các chi phí giao dịch trong xã hội – chi phí của những người mà muốn sở hữu hay sử dụng các sản phẩm trí tuệ này. Khi đó, những chủ thể độc quyền sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao, khiến cho người tiêu dùng phải chịu thiệt hại (họ phải trả tiền cho sản phẩm với giá thành đôi khi là cao hơn lợi ích mà họ có thể thu được từ sản phẩm đó). Khi mà công chúng không có khả năng để tiếp cận các tác phẩm trí tuệ vô hình chung đã xâm phạm vào các nguyên tắc về quyền con người cơ bản, khi mà con người không chỉ có quyền sống, quyền tự do, mà họ còn có quyền được tiếp cận tri thức nhận loại. Lợi ích giữa tác giả và xã hội lúc này lại vừa mâu thuẫn cũng vừa bổ trợ cho nhau. Tác giả muốn những tác phẩm của mình phổ biến rộng rãi ra công chúng và có được những lợi ích kinh tế từ nó. Một bên muốn tiếp cận, khai thác các tác phẩm với chi phí hợp lý nhất. Rõ ràng rằng một bên muốn thành quả sáng tạo của mình phổ biến, còn một bên giúp cho thành quả đó trở lên phổ biến. Sự mâu thuẫn chỉ xuất hiện khi mà liên quan đến vấn đề kinh tế khi một bên muốn bán với giá cao, còn lại một bên muốn mua với giá thấp.
Lúc này để giải quyết được mâu thuẫn, cân bằng lại lợi ích các bên thì khi đó pháp luật với vai trò là một công cụ điều tiết xã hội đề ra những quy định để đảm bảo hai yếu tố: thứ nhất là sự bảo hộ quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thứ hai đó là đảm bảo công chúng tiếp cận tri thức rộng rãi. Chỉ khi pháp luật đã đảm bảo được hai yếu tố này hài hòa với nhau thì xã hội mới có thể phát triển được.
2. Các nguyên tắc khác trong bảo hộ quyền tác giả:
2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của các cá nhân:
Quyền tự do sáng tạo của cá nhân được xây dựng dựa trên nguyên tắc là công dân có quyền nghiên cứu khoa học và tham gia những hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Nhà nước đã tạo ra thế chủ động và ghi nhận quyền tự do sáng tạo của cá nhân ở trong đạo luật cơ bản là Hiến pháp. Bộ luật Dân sự và luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng phải dựa và quy định của Hiến pháp và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, đồng thời phải tuân thủ những nguyên tắc chung của luật dân sự, đặc biệt đó là nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận”. Với những quy định trên đây thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và được bảo đảm thực hiện, khuyến khích tự do sáng tạo, cấm cản trở, hạn chế về quyền tự do sáng tạo của cá nhân. Pháp luật đảm bảo cho những người sáng tạo có quyền tự do trong việc chọn đề tài, chọn hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm, đứng tên tác giả, giao kết hợp đồng chuyển giao tác phẩm,…
2.2. Nguyên tác bảo đảm về quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể:
Nguyên tác này là tư tưởng chỉ đạo và định hướng cho tất cả những ngành luật khi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân. Pháp luật cũng quy định về quyền tác giả nói chung và các quyền của người sáng tác văn học, nghệ thuật, khoa học nói riêng, không phân biệt về độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, tình trạng tài sản, địa vị xã hội và các phương pháp tạo ra tác phẩm…Mọi cá nhân đều có quyền được hoạt động sáng tạo để tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kể cả là cá nhân đó là người nước ngoài.
Bằng tài năng sáng tạo tạo nên tác phẩm hay công trình khoa học của mình, những tác giả của những sản phẩm trí tuệ đó đều có những quyền về tinh thần và về vật chất như nhau. Những tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ các tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho những chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Khi có các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.
2.3. Nguyên tác bảo đảm không được trùng lặp tác phẩm:
Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định nào đó. Do đặc tính vô hình của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nên quyền chiếm hữu đối tượng sẽ không có ý nghĩa đối với hầu hết những sản phẩm trí tuệ. Đặc tính này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những tác phẩm sáng tạo trí tuệ sau khi được bộc lộ có thể lan truyền nhanh chóng và rộng khắp qua những phương tiện thông tin, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại mà tác giả cũng không thể nào kiểm soát được. Nhưng khi tác phẩm hay công trình khao học đã được hoàn thành và được công chúng biết đến thì việc sao chép sử dụng các thành quả lao động này một cách bất hợp pháp lại hết sức dễ dàng, vì vậy nguy cơ bị xâm phạm là rất lớn kéo theo việc xác định thiệt hại rất khó khăn và phúc tạp bởi khả năng lan truyền nhanh chóng của việc sử dụng tác phẩm qua những phương tiện thông tin, phương tiện kỹ thuật. Tình tạng này đã làm ảnh hưởng đến các quyền lợi của người sáng tạo, thậm chí còn ả nh hưởng xấu, kìm hãm sự phát triển.
Nguyên tắc bảo đảm tính không trùng lặp của tác phẩm được thể hiện ở các nội dung sau:
– Tác phẩn được pháp luật bảo hộ phải có tính sáng tạo, không phải là cách sắp xếp diễn đạt một cách đơn thuần, bắt chước cách diễn đạt, thể hiện ngôn từ, mày sắc, khuôn mẫu có sẵn trong tác phẩm của người khác.
– Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc. Điều đó không có nghĩa là chủ đề, nội dung hay là ý tưởng của tác phẩm phải mới mà đặt ra cho chính người sáng tác về hình thức thể hiện mới của ý tưởng đó và do chính tác giả sáng tạo ra.
– Bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm. Một trong các quyền nhân thân của tác giả đó là quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm chính là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả, bởi vì trong quá trình sáng tạo tác phẩm thì tác giả đã có tư tưởng độc lập, những tư duy riêng của mình vào tác phẩm với cách sắp xếp, trình bày và diễn đạt ý tưởng đó theo phong cách và kinh nghiệm nghề nghiệp vốn có của mình. Chỉ cần có một thay đổi nhỏ trong câu chuẽ hoặc sự cắt xén ngôn từ, nốt nhạc hay là thêm vào một chi tiết nào đó và bức họa…là đã mất đi sự sáng tạo của tác giả. Không một ai có quyền thay đổi tác phẩm với bất cứ lý do hay mục đích nào nếu không được sự đồng ý của tác giả.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ.