Nhà nước khi có quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất cần áp dụng theo đúng nguyên tắc nhất quán được quy định trong hệ thống pháp luật đất đai hiện hành. Vậy hiện nay bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp được quy định, điều chỉnh theo những nguyên tắc nào? Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?
- 2 2. Các quy định của pháp luật về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013:
- 2.1 2.1. Người bị thu hồi đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được bồi thường, hỗ trợ:
- 2.2 2.2. Việc bồi thường phải bảo đảm đầy đủ các thiệt hại liên quan đến diện tích đất bị thu hồi:
- 2.3 2.3. Nhà nước bồi thường cho người dân khi thu hồi đất phải theo giá trị trường:
- 2.4 2.4. Việc bồi thường phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời và đúng quy định pháp luật:
- 3 3. Các quy định của pháp luật về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp theo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023:
1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?
Ở Việt Nam ta, việc quản lý đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng luôn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định bởi đây là những vấn đề phức tạp, dễ phát sinh khiếu kiện như bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp,… thì các quy định của pháp luật càng phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp được hiểu là những quan điểm, chỉ đạo, tinh thần của pháp luật về các quy phạm đất đai có liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Căn cứ Điều 74 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất, những nguyên tắc thu hồi đất căn cứ vào quy định trên cần được thực hiện thống nhất. Theo đó, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thể hiện trên nhiều khía cạnh.
2. Các quy định của pháp luật về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013:
2.1. Người bị thu hồi đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được bồi thường, hỗ trợ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 xác định nguyên tắc: Khi Nhà nước thu hồi đất, nếu người sử dụng đất có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 thì được bồi thường. Dẫn chiếu tới Điều 75 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã chỉ ra 6 điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nươc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Ngoài ra, với các trường hợp không được bồi thường về đất, pháp
Việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất được xem là sự bồi hoàn những thiệt hại trực tiếp mà người sử dụng đất phải gánh chịu do việc thu hồi đất gây ra. Đối với trường hợp, người sử dụng đất trực tiếp sản xuất bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp khác để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì Nhà nước còn phải hỗ trợ để người sử dụng đất ổn định cuộc sống, được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí việc làm mới.
2.2. Việc bồi thường phải bảo đảm đầy đủ các thiệt hại liên quan đến diện tích đất bị thu hồi:
Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định cụ thể về nguyên tắc bồi thường về đất và về tài sản nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi. Nguyên tắc này tại sự linh hoạt khi cho phép cơ quan thẩm quyền cũng như người bị thu hồi đất nông nghiệp lựa chọn được phương án bồi thường phù hợp. Đối với trường hợp bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng đối với người sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất được xem là quy định tích cực nhằm tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tiếp tục được kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, việc bồi thường về đất cùng mục đích sử dụng cũng tránh những tiêu cực, lợi dụng, tranh chấp không đáng có trong bồi thường đất nông nghiệp.
2.3. Nhà nước bồi thường cho người dân khi thu hồi đất phải theo giá trị trường:
Theo khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định việc người sử dụng đất được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của từng loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Vệc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Bên cạnh đó,
2.4. Việc bồi thường phải bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời và đúng quy định pháp luật:
Đây là nguyên tắc cơ bản để thực hiện tốt việc áp dụng, nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật. Chính vì vậy, Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã khẳng định lại nguyên tắc này cả ở hai điều luật về nguyên tắc bồi thường về đất quy định tại khoản 3 Điều 75 về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; và nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại điểm b khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 về việc hỗ trọ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời và đúng quy định của pháp luật đã được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống văn bản pháp luật đất đai của Việt nam ta, tính công khai, minh bạch, dân chủ thể hiện thông qua các điều kiện được bồi thường, thời hạn thông báo cho người bị thu hồi đất về quyết định thu hồi đất, quy định về xử lý khiếu nại, khiếu kiện, quy định về bồi thường, hỗ trợ được công bố rộng rãi cho mọi người dân được biết,…
3. Các quy định của pháp luật về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp theo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023:
Căn cứ Điều 79 Luật Đất đai năm 2023 (dự thảo) đã quy định thêm các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 80 của Luật này thì được bồi thường.
Thứ hai, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Thứ ba, việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thứ tư, đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc bằng tiền hoặc bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở.
Thứ năm, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất.
Thứ sáu, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”
Như vậy, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023 quy định về các nguyên tắc bồi thường về đất gồm 06 nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất được quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 số 45/2013/QH13;
– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
– Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023;